TPHCM sẽ thực hiện chủ trương bố trí bí thư, chủ tịch UBND cấp xã không phải là người địa phương.
TPHCM sẽ giảm còn 102 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp. Ảnh: Anh Tú
Đây là một trong những nội dung trong kế hoạch chuẩn bị, tổ chức đại hội Đảng bộ cơ sở và Đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở nhiệm kỳ 2025 – 2030 vừa được Thành ủy TPHCM ban hành.
Nhân sự lãnh đạo cấp xã được bố trí theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Bí thư cấp ủy sẽ kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND.
Chủ trương bố trí Bí thư, Chủ tịch UBND cấp xã không là người địa phương là điểm nổi bật, được cán bộ, người dân quan tâm. Lãnh đạo được điều động từ các địa phương khác sẽ hạn chế được những tồn tại trong quan hệ giữa cán bộ lãnh đạo xã, phường với người dân. Đó là quan hệ bà con, dòng họ, dẫn đến ưu tiên, cả nể, hoặc cố tình lôi kéo, đưa cả dòng họ làm cán bộ, công chức.
Các tỉnh khác nên tham khảo chủ trương không bố trí bí thư, chủ tịch UBND cấp xã là người địa phương của TPHCM. Đưa cán bộ từ cấp huyện, cấp tỉnh về phường, xã làm lãnh đạo, nhưng người địa phương này làm việc ở địa phương khác.
Điều 23 Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND xã, trong đó có thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức trên địa bàn; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức lãnh đạo cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND; quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Chủ tịch UBND cấp mình, người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND…
Với quyền hạn lớn như vậy, nếu chủ tịch xã là người địa phương, việc tuyển dụng và sử dụng công chức có nguy cơ bị chi phối bởi quan hệ bà con, dòng họ, hoặc tệ “hậu duệ”.
Việc nâng đỡ cho người thân, dần dần hình thành “gia đình trị” ở phường, xã. Chưa kể, quan hệ gia đình, dòng họ sẽ can thiệp vào công việc điều hành, quản lý, xử lý, thực thi công vụ.
Cha ông ta đã rất sáng suốt khi ban hành Luật Hồi tỵ, với những quy định đến nay vẫn còn giá trị, cụ thể: Những quan lại, ai quê ở phủ, huyện nào thì cũng không được làm việc tại nha môn của phủ, huyện ấy. Quan lại ở các nha thuộc phủ, huyện ai là người cùng làng thì phải chuyển đi nha môn khác làm việc. Quan lại không được làm quan ở chính quê hương mình, quê vợ mình, thậm chí cả nơi đi học lúc còn trẻ…
Chưa kể, Luật Hồi tỵ cấm quan đầu tỉnh tậu nhà, tậu ruộng… trong địa hạt cai quản của mình.
Cho nên, rất ủng hộ chủ trương của TPHCM và rất mong các địa phương khác cũng sẽ áp dụng.
News
Vợ sắp cưới của Quốc Trường là ai? Cả nước bất ngờ khi biết gia thế phía sau
Quốc Trường và bạn diễn kém 13 tuổi khiến dân mạng xôn xao khi liên tục lộ loạt khoảnh khắc…
Nữ diễn viên Việt duy nhất được Hàn Quốc vinh danh, 100 năm nữa cũng không tìm ra đối th-ủ
NSND Như Quỳnh là nữ nghệ sĩ nổi tiếng trên sóng truyền hình Việt. Sự nghiệp kéo dài mấy chục…
Nam MC có cái tên như cuộc đời: Từng làm kĩ sư điện may mắn thoát á-n t-ử nhờ điều may mắn kỳ diệu
Hạnh Phúc (sinh năm 1986) là gương mặt quen thuộc trên sóng truyền hình, từng giành giải Én Vàng 2011 và gắn…
Bị ch-ê kho-e tiền, Midu lập tức lên tiếng bê-nh chồng thiếu gia
Midu và Minh Đạt trong tiệc kỷ niệm một năm kết hôn. Ảnh: FBNV. Theo nữ diễn viên, tất cả những…
Công chúa nhà Nhật Kim Anh thần thái như “đúc cùng một khuôn” với mẹ khán giả chỉ tò mò người ấy là ai?
Con gái Nhật Kim Anh mới 6 tháng tuổi đã theo mẹ đi làm, diện “đồ đôi” màu hồng ngọt ngào…
Không tin nổi loạt bằng chứng chứng minh Em Thắm v-ô t-ội! Người chồng đã dựng lên tất cả hay sao?
Gửi mọi người, Tôi thật sự rất đắn đo trước khi viết những dòng này. Nhưng vì danh dự bản…
End of content
No more pages to load