Đậu phụ là thực phẩm quen thuộc, bổ dưỡng lại có giá thành rất rẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn đậu phụ.

Đậu phụ có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau với giá thành rẻ, giá trị dinh dưỡng cao. Nguyên liệu chính để làm ra đậu phụ chính là đậu nành. Các hạt đậu được ngâm nở rồi nghiền nhỏ cùng với nước, lọc lấy phần sữa đậu nành. Sau đó, phần sữa này sẽ được đông tự lại bằng cách thêm muối canxi hoặc magie. Phần kết tủa được ép thành khối để tạo thành miếng đậu phụ mà chúng ta vẫn hay ăn.

Lợi ích của đậu phụ đối với sức khỏe

Đậu phụ là thực phẩm thuần chay có hàm lượng protein cao. Ngoài ra, nó còn cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu khác như mangan, canxi, natri, sắt, vitamin A… Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, nửa cốc đậu phụ có thể cung cấp 181 calo, 21,8 gram protein, 11 gram chất béo. Trong đó, chất béo từ đậu nành đa phần là chất béo lành mạnh.

Đậu phụ (cũng như các món ăn được làm từ đậu nành) cung cấp nhiều isoflavone. Đây là một loại flavonoid – hợp chất thực vật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Thường xuyên ăn đậu phụ mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch do đây là thực phẩm có lượng chất béo bão hòa và cholesterol thấp. Ngoài ra, isoflavone trong đậu nành cũng có tác dụng giúp giảm mức cholesterol xấu LDL trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Đậu phụ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.Đậu phụ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Chất xơ và protein trong đậu phụ cũng góp phần giảm viêm, tăng cường chức năng của mạch máu, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Đậu phụ có chỉ số đường huyết thấp, giúp đường huyết tăng chậm sau khi ăn.

Bên cạnh đó, đậu phụ có hàm lượng protein cao, lượng calo thấp, là thực phẩm có thể sử dụng với chế độ ăn kiêng giảm cân. Ăn đậu phụ mang lại cảm giác no lâu, giúp tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo trong cơ thể.

Đậu phụ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn.

Người không nên ăn đậu phụ

Người mắc bệnh gout

Những người mắc bệnh gout nên hạn chế ăn đậu phụ. Loại thực phẩm này có chứa purine, tuy không nhiều bằng các loại thịt đỏ, hải sản nhưng vẫn đủ để chuyển hóa thành axit uric và làm các triệu chứng của bệnh gout trở nặng.

Người bị sỏi thận

Đậu phụ cung cấp nhiều protein thực vật. Khi đi vào cơ thể, lượng protein này có thể chuyển hóa thành các hợp chất chứa nitơ. Để xử lý lượng nitơ này, thận phải làm việc để lọc và đưa phần dư thừa ra kho cơ thể. Những người có chức năng thận suy yếu sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý nitơ dư thừa, gánh nặng cho thận tăng lên.

Ngoài ra, đậu phụ nữ chứa nhiều oxalat. Chất này kết hợp với canxi trong nước tiểu để tạo thành chất kết tủa, về lâu dài sẽ hình thành sỏi thận. Người có chức năng thận suy yếu, người bị sỏi thận nên hạn chế tiêu thụ đậu phụ cũng như các thực phẩm từ đậu nành để bảo vệ sức khỏe.
Đậu phụ tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn.Đậu phụ tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn.

Người thiếu i-ốt

Đậu phụ chứa saponin. Chất này có khả năng cản trở việc hấp thụ i-ốt trong cơ thể. Người thiếu i-ốt ăn nhiều đậu phụ sẽ làm giảm khả năng hấp thụ i-ốt, làm tình trạng sức khỏe ngày càng suy gia, dẫn tới các vấn đề như bướu cổ, suy giáp.

Người có vấn đề về tuyến giáp

Đậu phụ chứa nhiều isoflavone có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Chất này ức chế enzyme tham gia quá trình sản xuất hormone tuyến giáp, làm giảm sản xuất hormone tuyến giáp.

Việc cản trở hấp thu i-ốt của cơ thể cũng là một nguyên nhân gây ra việc giảm sản xuất hormone tuyến giáp.

Người có bệnh về tiêu hóa

Người có bệnh về tiêu hóa nên hạn chế ăn đậu phụ. Loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, protein thực vật có thể gây ra vấn đề khó tiêu, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy với những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa, người có hệ tiêu hóa kém.