Tất cả hiệu trưởng, hiệu phó trường công phải làm bài khảo sát năng lực tiếng Anh, thay vì chỉ giáo viên như dự kiến ban đầu của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ngày 23/4, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở, cho biết thông tin trên.
“Việc khảo sát sẽ được thực hiện toàn diện, kể cả với công chức, viên chức của Sở Giáo dục và Đào tạo”, ông nói.
Trước đó, kế hoạch khảo sát năng lực tiếng Anh của Sở chỉ đề cập nhóm giáo viên tiểu học đến THPT công lập với khoảng 47.000 người, ở tất cả môn.
Ông Minh cho biết qua đây Sở nắm tình hình thực tế, khái quát bức tranh tổng thể về năng lực tiếng Anh của đội ngũ giáo viên, quản lý. Từ đó, Sở tính toán, xây dựng kế hoạch và lộ trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho họ, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Đây cũng là nền tảng để ngành giáo dục xây dựng Đề án “Từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học”.
“Đây không phải là kỳ thi đánh giá, xếp loại năng lực hay chuyên môn của từng giáo viên”, ông nói. Sở cam kết bảo mật điểm số, chỉ cung cấp cho chính thầy cô và Ban chỉ đạo xây dựng các đề án giáo dục. Sở cũng không dùng kết quả khảo sát để đánh giá thi đua, xét lương, kỷ luật.
Tất cả thầy cô làm bài trong 90 phút bằng hình thức trực tuyến, gồm kỹ năng nghe, đọc và viết theo khung tham chiếu châu Âu (CEFR), từ A1 đến C2. Bài khảo sát do Hội đồng khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge thiết kế, bảo đảm tính khách quan, khoa học và độ tin cậy cao.
Thời gian khảo sát từ ngày 23 đến 29/4, được chia ca theo từng quận, huyện.
Thời gian
Khu vực thực hiện khảo sát
Ngày 23/4
Trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học
Ngày 24/4
Trường tiểu học, THCS tại quận 7, Bình Thạnh, Phú Nhuận và huyện Củ Chi
Ngày 25/4
Trường tiểu học, THCS tại quận 6, 11, Gò Vấp và huyện Hóc Môn
Ngày 26/4
Trường tiểu học, THCS tại quận 3, 4, 8 và Bình Tân
Ngày 27/4
Trường tiểu học, THCS tại quận 10, 12, Tân Bình và huyện Nhà Bè
Ngày 28/4
Trường tiểu học, THCS tại quận 1, 5, Tân Phú và huyện Bình Chánh.
Ngày 29/4
Trường tiểu học, THCS tại TP Thủ Đức, huyện Cần Giờ và các giáo viên chưa tham gia khảo sát
Tháng 8/2024, kết luận của Bộ Chính trị về Nghị quyết 29 đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Để thực hiện nhiệm vụ này, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho biết sẽ nghiên cứu bộ tiêu chí, chọn một vài trường phù hợp để thí điểm.
Theo Luật Giáo dục, giáo viên từ tiểu học trở lên phải tốt nghiệp đại học. Trong khi để có bằng này, người học cần đạt chuẩn về ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga…), tương đương mức B1 theo khung tham chiếu châu Âu trở lên.

Giáo viên trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Thủ Đức. Ảnh:Quỳnh Trần
News
Tiết lộ điều ít biết về nữ thủ khoa quê Phú Thọ gây bão mạng, đạt điểm tuyệt đối 3 môn Toán – Lý – Hóa
Là 1 trong 8 thủ khoa đạt điểm tuyệt đối khối A00, Nguyễn Lê Hiền Mai – Trường THPT chuyên…
Nguyễn Lê Hiền Mai thủ khoa thì cũng giỏi đấy đến khi biết mẹ em làm gì thì ai cũng sững người
Video ghi lại khoảnh khắc nữ sinh Phú Thọ sau khi tra điểm và thông báo với gia đình: “Mẹ…
Thí sinh nào đỗ được ĐH Bách Khoa năm nay đúng là “siêu nhân”
Đại học Bách khoa Hà Nội đưa ra dự báo điểm chuẩn năm 2025 cho tất cả ngành, theo các…
Nam sinh cùng lúc đạt 5 danh hiệu thủ khoa chính thức công bố trường ĐH
Nguyễn Việt Hưng, học sinh lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT chuyên Chu Văn An (Hà Nội) cùng lúc đạt…
Thủ khoa A00 chính thức trượt nguyện vọng 1, Phó Giám đốc ĐH Bách khoa nói gì?
Đại học Bách Khoa Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn trúng tuyển Đại học chính quy năm 2023. Theo…
Chốt mua căn nhà 10,4 tỷ đồng, người phụ nữ đặt cọc hơn 1 tỷ nhưng bị “lật kèo”, tòa tuyên bố: “Chủ nhà phải bồi thường hơn 1,2 tỷ”
Theo Baijiahao, ngày 13/1/2021, bà Trương và ông Lý ở Thượng Hải, Trung Quốc, đã ký hợp đồng mua bán…
End of content
No more pages to load