Trong dự thảo Luật Nhà giáo, chính sách tiền lương giáo viên được bố trí ưu tiên, trong đó lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất.
Theo dự thảo Luật Nhà giáo, chính sách tiền lương giáo viên được bố trí ưu tiên. Ảnh minh họa: Minh Hà
Ngày 7.3, Thường trực Ủy ban Văn hóa và Xã hội tổ chức tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì tọa đàm.
Nội dung thu hút nhiều chú ý là dự thảo Luật quy định làm rõ định hướng giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; quy định việc tuyển dụng nhà giáo đảm bảo phải có thực hành sư phạm nhằm lựa chọn người có đủ năng lực gắn với chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, đáp ứng hoạt động nghề nghiệp nhà giáo theo từng cấp học, trình độ đào tạo.
Các chính sách điều động, biệt phái, thuyên chuyển, dạy liên trường, liên cấp đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập được quy định đầy đủ, làm căn cứ để bố trí, phân công nhà giáo phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp và các yêu cầu của ngành Giáo dục.
Chính sách tiền lương giáo viên được bố trí ưu tiên. Trong đó, lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật.
Qua thảo luận, các đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Nhà giáo được chuẩn bị công phu, đề cập được nhiều vấn đề.
Tuy nhiên các đại biểu cho rằng, dự thảo Luật cần có quy định về bảo vệ danh dự, nhân phẩm, quyền lợi chính đáng của nhà giáo trước các hành vi xâm phạm; cơ chế hỗ trợ nhà giáo trong điều kiện đặc biệt.
GS.TS Phan Trung Lý – nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội – cho rằng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật nên điều chỉnh theo hướng quy định về vị trí, vai trò của nhà giáo; hoạt động nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; tiêu chuẩn, chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; chính sách tiền lương giáo viên, đãi ngộ và bảo vệ nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế đối với nhà giáo…
Như vậy, sẽ đảm bảo đầy đủ hơn, thể hiện được cả quyền lợi, nghĩa vụ của nhà giáo và trách nhiệm của Nhà nước, xã hội đối với nhà giáo.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: VGP
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa nhấn mạnh, dự án Luật Nhà giáo là dự án Luật quan trọng, đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Do vậy, các ý kiến góp ý kỹ lưỡng, trách nhiệm của các đại biểu tại tọa đàm sẽ là những thông tin, cơ sở hữu ích để Ủy ban tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp, hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo, với tinh thần những gì đã rõ, đã chín thì đưa vào luật; những chính sách mới chưa đánh giá tác động thì sẽ tiếp tục nghiên cứu.
“Thường trực Ủy ban Văn hóa và Xã hội sẽ phối hợp với Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật”, bà Nguyễn Thị Mai Hoa cho biết.
News
Xóa bỏ “Sổ đỏ hộ gia đình” từ 1/8/2024
Từ ngày 1/8/2024, Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực, kéo theo nhiều thay đổi lớn trong công…
Ngân hàng cảnh báo 1 loại ảnh tuyệt đối không nên lưu trong điện thoại
Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin về một trường hợp vì nghe lời đối…
Ốc Thanh Vân – Trí Rùa đã huỷ hôn
Phương Nga – Bình An Phương Nga sinh năm 1998 là Á hậu 1 của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam…
Gặp 6 loại cá này ở chợ phải mua ngay
Những loại cá tự nhiên này không chỉ dễ tìm ngoài chợ với mức giá hợp lý, mà còn ẩn…
Một tuần được uống tối đa bao nhiêu cốc trà sữa?
Trà sữalà loại đồ uống được nhiều người yêu thích, đặc biệt là giới trẻ. Loại đồ uống này có…
Cây dại giá 280.000/kg, từng bị coi là cỏ hoang nay thành ‘nhân sâm làng quê’
Ở nhiều vùng quê Việt Nam, không khó để bắt gặp những loài cây mọc hoang ven ruộng, bờ mương…
End of content
No more pages to load