Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện cập nhật kế hoạch điều trị COVID-19, không để bị động trước diễn biến của dịch.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) ngày 19-5 có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác khám, phát hiện, điều trị ca bệnh COVID-19.
Lấy mẫu xét nghiệm tầm soát COVID-19 thời điểm dịch bùng phát năm 2021. Ảnh: VGP
Nguy cơ COVID-19 tăng, Đà Nẵng ra khuyến cáo
Theo ông Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), hiện thế giới ghi nhận số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số quốc gia như Brazil, Anh, Thái Lan… Tại Việt Nam, từ đầu năm 2025 đến nay phát hiện rải rác gần 150 ca tại 27 tỉnh, thành, không có trường hợp tử vong.
Để chủ động ứng phó, Cục đề nghị các cơ sở y tế khẩn trương rà soát, cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị bệnh nhân theo dự báo tình hình dịch; không để tình trạng ứng phó thụ động, bất ngờ. Các đơn vị cần sẵn sàng cơ sở vật chất, khu cách ly, thiết bị, vật tư y tế để tổ chức cách ly, chẩn đoán, điều trị, kiểm soát nhiễm khuẩn.
Đồng thời, tăng cường biện pháp phòng lây nhiễm, đặc biệt qua đường hô hấp, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan trong bệnh viện. Có giải pháp bảo vệ nhóm nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, người có bệnh nền, người cao tuổi… và các khoa hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh đề nghị các đơn vị báo cáo ca bệnh theo quy định.
Trước đó, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây, trung bình 20 ca/tuần. Bộ Y tế lưu ý các cơ sở y tế chủ động giám sát, theo dõi dịch, sẵn sàng thu dung, cấp cứu, điều trị, nhất là nhóm nguy cơ cao.
Người dân được khuyến cáo đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông, tại cơ sở y tế; hạn chế tụ tập nơi đông người nếu không cần thiết. Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở, cần đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, điều trị kịp thời…
Người đến hoặc trở về từ các nước có số ca mắc cao cần chủ động theo dõi sức khỏe để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.
Bộ Y tế cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới theo dõi diễn biến dịch và đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp.
News
Ai không nên uống nước lá tía tô?
Tía tô thường được dùng làm gia vị cho các món ăn. Ngoài ra, nó còn được coi là một…
Chú ý khi ăn vải thiều
Vải là loại trái cây thơm ngon, giàu dinh dưỡng, nhiều người vô cùng yêu thích. Mít có nhiều lợi ích…
Nước đỗ đen
Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, “cứu cánh” mùa hè Nhắc đến nước đậu đen, người ta thường nghĩ ngay…
Ăn dưa hấu cần đặc biệt chú ý: KHÔNG KẾT HỢP VỚI CÁC LOẠI THỰC PHẨM SAU!
Những loại thực phẩm sau cần tránh khi ăn cùng dưa hấu: 1. Dưa hấu và hải sản không phải…
3 loại trái cây quen thuộc có chứa “độc tố”
Đặc biệt vào mùa hè, môi trường bảo quản và ăn trái cây có thể ảnh hưởng đến độ an…
1 bộ phận của cá độc hơn cả thuốc độc
Theo Sohu, gần đây, tại Tiềm Ninh, bà Vũ trong lúc làm cá khô đã uống thẳng một viên mật…
End of content
No more pages to load