Dư luận đang xôn xao về món lòng se điếu với nghi vấn được “phù phép” từ lòng heo bình thường và ngâm hóa chất gây hại sức khỏe.
Tranh luận về lòng se điếu đang thu hút rất nhiều sự quan tâm và thảo luận của cư dân mạng
Những ngày gần đây, câu chuyện lòng se điếu (một dạng phèo) thu hút sự quan tâm và tranh luận của cư dân mạng.
Một số thông tin về nguồn gốc và chất lượng của lòng se điếu đã khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng có thể gây mối nguy hại với sức khỏe.
Lòng se điếu, còn gọi là phèo hai da, là một đoạn lòng non của con heo với thành lòng dày, mặt trong có nhiều nếp gấp đẹp mắt.
Chủ các cơ sở giết mổ heo lớn cho rằng lòng se điếu rất hiếm, mổ cả trăm con heo không có nổi một con có bộ phận này. Chính vì vậy, lòng se điếu được chế biến thành nhiều món ngon ưa thích, giá bán có thể lên đến vài triệu đồng/kg.
Mổ cả trăm con heo chưa tới một con có lòng se điếu, sao bán đầy thị trường?ĐỌC NGAY
Do hiếm và đắt, nhiều thông tin xuất hiện trên khắp nền tảng mạng xã hội cho rằng hiện nay nhiều nơi lòng se điếu được “phù phép” từ lòng heo bình thường bằng cách ngâm với các hóa chất độc hại.
Cụ thể sử dụng lòng non bình thường, sau đó ngâm trong hóa chất như phèn chua để làm se niêm mạc, hoặc các hóa chất tẩy rửa mạnh như formol pha loãng, hydrogen perocide (hay còn gọi là oxy già) nồng độ cao…
Sau đó ép, xoắn hoặc se thủ công cho hai lớp niêm mạc bám dính vào nhau, sử dụng thêm các dung dịch dính dạng hồ vào giữa để tạo da đôi.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), xác nhận lòng se điếu là một món ăn yêu thích của nhiều người, tuy nhiên lại rất ít và hiếm dẫn đến giá cả khá đắt đỏ.
Nếu sử dụng các hóa chất để “phù phép” thành lòng se điếu sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu có sử dụng các chất nêu trên với nồng độ cao có thể tích tụ lâu ngày gây ung thư hoặc ngộ độc cấp dẫn đến tử vong.
Điển hình như một số chất khi ngâm có thể làm cho bề mặt thực phẩm trở nên co lại, cứng lên và trắng hơn như oxy già, phèn chua.
Chỉ được sử dụng oxy già vào thực phẩm với nồng độ rất nhỏ, không được phép ngâm với liều cao và thời gian dài vì có thể gây các bệnh liên quan đến đường ruột.
Đặc biệt, nếu sử dụng formol để ngâm với mục đích tiêu diệt một số vi sinh vật làm hư hỏng thực phẩm, kéo dài thời gian bảo quản sẽ rất nguy hiểm, vì đây là chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Formol có độc tính cao, khi nuốt phải có thể gây đau bụng dữ dội, nôn ói, viêm dạ dày, ruột cấp tính, hoặc lâu dần có khả năng gây ung thư.
Theo PGS Thịnh, để tránh gây tâm lý hoang mang, đảm bảo sức khỏe cho người dân, các cơ quan quản lý thị trường, an toàn thực phẩm cần truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ, xác định được hóa chất bảo quản độc hại (nếu có) để người bán và người ăn có thể yên tâm.
News
Nghệ An: Nam sinh 2,5 điểm/3 môn vẫn đỗ lớp 10, lý do gây s-ố-c
Trường THPT Nam Đàn 2 (tỉnh Nghệ An) vừa thông báo điểm chuẩn đợt 2 là 2,5 điểm, trong khi…
Đã nói chúng ta chỉ là bạn thân thôi…
Đêm đó chỉ là 1 lần lầm lỡ, nào ngờ đâu nó khiến tôi cả đời khó quên… Tôi không…
Người dân ở Tuyên Quang đặc biệt chú ý!!!!
🚨 [Cảnh báo nguy cơ]Trong 6 giờ tới, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất tại: Tỉnh Tuyên…
Triệu Lệ Dĩnh lên xe hoa, Phùng Thiệu Phong quyết định phản đòn
Sau ly hôn, có vẻ như Triệu Lệ Dĩnh và Phùng Thiệu Phong đều tìm được bến đỗ mới. Một tháng sau khi tin…
“Quan Âm Bồ Tát” được công chúng quỳ lạy, thờ cúng liên tục gặp chuyện lạ
Chỉ nhờ một vai diễn, sao nữ này được coi là kinh điển trên màn ảnh, được nhà nhà yêu mến. Rất…
“Diêm vương” Tây Du Ký liên tục gặp chuyện tâm linh không thể giải thích
Nhờ vai diễn trong Tây Du Ký, sao nam này được người người nhà nhà biết đến. Bộ phim Tây Du Ký 1986 không chỉ…
End of content
No more pages to load