Miến nước dễ ăn, ngon miệng nhưng có thể gây tăng đường huyết nếu tiêu thụ quá nhiều. Bạn cũng không nên để miến đã nấu ngoài không khí quá lâu…
Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong 100g miến đã nấu chín thường chứa khoảng 100-160 calo, 24-40g carbohydrate, rất ít chất béo, protein, chất xơ. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn miến nước để đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe:
1. Không nên ăn quá nhiều miến
Miến được làm từ đậu xanh, khoai lang, dong riềng. Dù không chứa gluten và ít chất béo, miến thường có hàm lượng tinh bột cao. Ăn quá nhiều miến một lúc có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu, đặc biệt với người mắc tiểu đường hoặc có nguy cơ kháng insulin.
Theo Healthline, tùy theo loại tinh bột sử dụng, miến có chỉ số đường huyết khác nhau nhưng không hề thấp – nghĩa là có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng sau khi ăn
Bởi vậy, bạn chỉ nên ăn lượng miến vừa phải, kết hợp với đạm (như thịt nạc, trứng, đậu phụ) và rau củ để làm chậm quá trình hấp thụ đường.
2. Không nên ăn miến nước để ngoài không khí quá 2 tiếng
Cũng như các món nước khác, miến nên được ăn ngay sau khi nấu. Nếu để ngoài không khí vài giờ, đặc biệt trong thời tiết nóng, nước dùng giàu đạm và chất béo dễ nhiễm khuẩn.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, thực phẩm dễ hỏng không nên để ngoài quá 2 tiếng (hoặc 1 tiếng nếu nhiệt độ trên 32 độ C) để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn như Salmonella hay E. coli. Do đó, bạn nên ăn miến ngay sau khi nấu. Nếu cần bảo quản, hãy để riêng miến và nước dùng trong hộp kín, bảo quản lạnh.
3. Không nên hâm lại nhiều lần
Một số người có thói quen nấu nồi miến lớn để ăn nhiều bữa nhưng việc hâm nhiều lần khiến một số chất dinh dưỡng (nhất là trong rau hoặc thịt) bị phân hủy, thậm chí hình thành chất có hại cho sức khỏe.
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Tổng quan về Khoa học Thực phẩm và An toàn Thực phẩm cho thấy việc hâm nóng nhiều lần các món chứa dầu có thể sinh ra các sản phẩm oxy hóa lipid – những chất liên quan đến viêm nhiễm và bệnh mạn tính. Mọi người chỉ nên hâm lại phần cần ăn, tránh đun sôi lại cả nồi nhiều lần.
Ai không nên ăn miến?
Miến là món ăn phổ biến trong nhiều nền ẩm thực châu Á nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng. Người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường nên cẩn trọng. Miến chứa nhiều tinh bột dù không có chất béo hay gluten nhưng có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng. Một số loại miến – đặc biệt làm từ khoai lang – có chỉ số đường huyết cao, dễ gây tăng đường trong máu sau khi ăn.
Ngoài ra, người mắc bệnh thận hoặc cao huyết áp nên hạn chế ăn miến nước có hàm lượng natri (muối) cao. Nhiều loại nước dùng hoặc gói gia vị đi kèm có thể chứa lượng muối lớn, làm tăng nguy cơ giữ nước và tăng huyết áp.
Cuối cùng, người có dạ dày nhạy cảm hoặc bị trào ngược axit cũng nên tránh ăn các loại miến ăn liền có vị cay hoặc chua dễ gây kích ứng đường tiêu hóa.
News
Nữ BTV của VTV khóc nấc khi tin lời đồng nghiệp mà để chồng uống sữa giả
Loại sữa giả (có tên trong danh mục cơ quan chức năng công bố là sữa giả) mà BTV Thu…
Tin vui cho em gái trung tá CSGT hy sinh khi chặn bắt ô tô “mai thuý”, xin chúc mừng chị!
Chị Nguyễn Thị Thúy Diễn, em gái liệt sỹ Nguyễn Xuân Hào, được Công an tỉnh Long An tuyển dụng…
Cả nước xót xa hướng về Hậu Giang: Không có bất cứ phép màu nào xảy ra… tất cả đều đã….
Chiều 19-6, thông tin với báo chí, ông Dương Văn Hoành (ngụ thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) –…
Chỉ một bức ả:.nh mà cả mạng xã hội đổ dồn ánh mắt về Sầm Sơn: Trong ảnh có 1 người phụ nữ đang…
Cơ quan công an xác định hình ảnh nữ du khách khỏa thân tắm biển ở Sầm Sơn (Thanh Hóa)…
Tại sao phụ nữ không thích làm ‘chuyện ấ??y’ bằng m!!iệng?
Những chia sẻ dưới đây của chuyên gia về 6 thắc mắc phổ biến liên quan đến tình dục sẽ…
Phụ nữ cực thích đàn ông nói câu này trước khi bắt đầu làm ‘chuyện ấ??y’
Màn dạo đầu trước khi quan hệ là khoảng thời gian vô cùng quan trọng. Nếu biết cách dạo đầu…
End of content
No more pages to load