Cuối tháng 8 vừa qua, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm thuộc Cơ quan Y tế và Phúc lợi Đài Loan (Trung Quốc) đã có thông báo thu hồi mì ăn liền Omachi nhập khẩu từ Việt Nam do có chứa chất cấm ethylene oxide. Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên những sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam bị thu hồi tại thị trường nước ngoài.
Đài Loan hủy lô hàng 600 thùng mì ăn liền nhập khẩu từ Việt Nam
Ngày 23/8/2022, Hãng tin CNA (Đài Loan) đưa tin Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm thuộc Cơ quan Y tế và Phúc lợi Đài Loan (Trung Quốc) phát hiện mì ăn liền xốt tôm chua cay Omachi nhập khẩu từ Việt Nam có chất bảo vệ thực vật ethylene oxide (EO) chưa được cấp phép sử dụng tại vùng lãnh thổ này.
Theo danh sách vi phạm kiểm tra biên giới mới nhất do Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm nói trên công bố ngày 23/8, có tổng cộng 19 loại thực phẩm bị trả lại hoặc tiêu hủy.
Sản phẩm mì ăn liền Omachi do Công ty TNHH Qianyu nhập khẩu từ Việt Nam bị phát hiện có chứa EO.
Trong đó, với lô mì ăn liền hương vị tôm chua cay do Công ty TNHH Qianyu (Thiên Du) nhập khẩu từ Việt Nam, có 0,195 mg/kg chất EO chưa cấp phép được phát hiện trong gói gia vị. Tổng khối lượng lô mì ăn liền Omachi có chất cấm EO là 1.440kg bị trả về và tiêu hủy (tương đương 600 thùng mì 30 gói, mỗi gói 80 gam).
Theo CNA, EO hiện bị cấm sử dụng trong thực phẩm ở Đài Loan và nhiều nền kinh tế khác, vì chất này được phân loại là chất gây ung thư cấp một. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan nói rằng việc phơi nhiễm lâu dài với chất này có thể làm tăng nguy cơ ung thư và gây ra bệnh thần kinh trung ương hoặc thần kinh ngoại biên.
Liên quan đến sự việc này, chiều 24/8, Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) – đơn vị sản xuất mì ăn liền Omachi cho biết kết quả kiểm tra ban đầu ghi nhận công ty không trực tiếp xuất khẩu hoặc bán sản phẩm mì Omachi Xốt tôm chua cay cho đối tác có tên Công ty Qianyu để xuất khẩu cho thị trường Đài Loan như thông tin cảnh báo của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan.
Theo Masan Consumer, đối với các nhà phân phối, đại lý kinh doanh các sản phẩm Masan Consumer, doanh nghiệp luôn có những điều khoản quy định nghiêm ngặt ghi rõ trong hợp đồng phân phối về việc không được xuất khẩu sản phẩm của thị trường này sang thị trường khác. Do tiêu chuẩn quy định an toàn thực phẩm của mỗi nước là khác nhau nên các sản phẩm mì Omachi mà Masan Consumer sản xuất khi xuất khẩu cho từng quốc gia và các khu vực cũng khác nhau để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các thị trường sở tại.
EU cảnh báo mỳ ăn liền Việt Nam chứa EO vượt ngưỡng
Tháng 7/2022, Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay, cơ quan này nhận được cảnh báo của EU về một số sản phẩm mỳ ăn liền xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Theo đó, Đức, Ba Lan và Malta đã gửi cảnh báo đối với các sản phẩm mì ăn liền, bánh phở do vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm của EU.
Tuy nhiên, theo thông tin rà soát sơ bộ từ Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), trong 03 trường hợp bị cảnh báo chỉ có 01 trường hợp được xác định có chỉ tiêu EO vượt ngưỡng quy định của EU.
Cụ thể, Đức đã đưa ra cảnh báo về sản phẩm mì ăn liền hương vị gà và hương vị cà ri do Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu (ASIA FOODS) sản xuất vì chứa hàm lượng EO cao hơn tiêu chuẩn của EU.
Chia sẻ với truyền thông, đại diện Vụ Khoa học & Công nghệ (Bộ Công Thương) cho biết, vẫn đang kiểm tra, xác minh với lô hàng của doanh nghiệp bị Đức cảnh báo có tỷ lệ EO vượt ngưỡng cho phép. Nhưng nhiều khả năng lô này xuất khẩu từ năm 2021 – thời điểm các lô hàng chưa bị kiểm soát chỉ tiêu EO khi xuất khẩu.
Từ 17/2, EU đã áp dụng yêu cầu về chứng thư đối với từng lô sản phẩm mỳ ăn liền nhập khẩu vào khu vực này. Những lô hàng xuất khẩu sau ngày này được kiểm soát EO, chưa có lô hàng nào bị trả lại.
Vị này cho hay, thông tin ban đầu nước sở tại cảnh báo mỳ ăn liền có chứa EO vượt ngưỡng 2-3 lần cho phép. Hiện tỷ lệ EO được phép theo quy định của EU khá thấp, chỉ 0,01 mg/kg, nên giá trị tuyệt đối chất này có trong mỳ ăn liền của doanh nghiệp khoảng 0,02-0,03 mg.
Trước bối cảnh vẫn có các lô mỳ xuất khẩu sang EU ghi nhận vượt ngưỡng EO, đại diện Vụ Khoa học & Công nghệ cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục lấy mẫu diện rộng với sản phẩm mỳ ăn liền ở thị trường nội địa, nhất là các sản phẩm có sử dụng gói gia vị. Việc này nhằm đánh giá hiện trạng chất EO trong sản phẩm, và xây dựng ngưỡng giới hạn cho phép với chất này trong mỳ ăn liền.
News
Rùng mình công nghệ làm nước mắm giả! Mâm cơm nhà nào cũng phải ăn
Công an TP.HCM bất ngờ ập vào kiểm tra một cơ sở tại H.Bình Chánh phát hiện đang sản xuất…
Tương ớt nhà làm nhưng mà sao nó lạ lắm! bảo sao ăn phở thấy ngon
Mới đây, Nhóm Chống thực phẩm bẩn – Xanh & Sạch đã tiếp tục công bố danh sách các đơn…
Thôi xong! Công an chính thức tiếp nhận đơn tố cáo hành vi ra quyết định trái pháp luật của Công an huyện Trà Ôn: Về hưu cũng không thoát
Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã gửi thông báo cho luật sư về việc tiếp nhận tố giác…
Dấu chấm hết của vợ chồng Đoàn Di Băng! Không ai cứu nổi
– Sau khi kiểm tra sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body, các cơ quan tỉnh Đồng Nai thống nhất khởi tố…
Thu Hiền cô Lánh nhà bà Tánh khiến các anh sốt xình xịch ở đại gia chân đất năm nào giờ đã là mẹ đơn thân, tiết lộ tiêu chí tuyển chồng
Con gái của diễn viên Thu Hiền dù còn nhỏ nhưng đã bộc lộ năng khiếu nghệ thuật. Nhắc đến…
Tiết Cương đón con đầu lòng ở tuổi 52, vỡ òa hạnh phúc bên vợ kém 26 tuổi tiết lộ điều không ngờ về con trai mới chào đời
Ở tuổi 52, diễn viên Tiết Cương lần đầu làm cha. Anh xúc động chia sẻ khoảnh khắc bế con…
End of content
No more pages to load