Trong năm 2025, công dân sinh năm 2011, 2000, 1985, 1965 lần lượt đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Vì vậy, công dân Việt Nam sinh vào những năm trên phải thực hiện cấp đổi thẻ căn cước trong năm 2025.

Trong Luật Căn cước (sửa đổi) quy định có 3 đối tượng sinh năm này sẽ được hưởng nhiều quyền lợi khi đi làm căn cước.

Luật Căn cước đã chính thức được Quốc hội Khóa XV thông qua ngày 27/11/2023 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Trong đó, khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước 2023 quy định:

1. Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi

Trong năm 2025, công dân sinh năm 2011, 2000, 1985, 1965 lần lượt đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Vì vậy, công dân Việt Nam sinh vào những năm trên phải thực hiện cấp đổi thẻ căn cước trong năm 2025.

Tuy nhiên, nếu công dân làm thẻ căn cước trong khoảng thời gian 2 năm trước khi đến một trong các mốc tuổi trên, thẻ sẽ có giá trị sử dụng đến lần đổi thẻ tiếp theo.
Ảnh minh họaẢnh minh họa
Như vậy, thời hạn sử dụng thẻ căn cước được xác định như sau:

– Thẻ căn cước được cấp trước khi công dân đủ 12 tuổi có thời hạn sử dụng đến khi đủ 14 tuổi.

– Thẻ căn cước được cấp khi công dân từ 12 đến dưới 14 tuổi có thời hạn sử dụng đến khi 25 tuổi.

– Thẻ căn cước được cấp khi công dân từ 23 đến dưới 25 tuổi có thời hạn sử dụng đến khi đủ 40 tuổi.

– Thẻ căn cước được cấp khi công dân từ 38 tuổi đến dưới 40 tuổi có thời hạn sử dụng đến khi đủ 60 tuổi.

– Thẻ căn cước được cấp khi công dân đủ 58 tuổi trở đi sẽ có giá trị sử dụng vĩnh viễn, trừ trường hợp thẻ bị mất hoặc hư hỏng.

Trong năm 2025, những người sinh năm 1967, 1966, 1965 lần lượt đủ 58 tuổi, 59 tuổi và 60 tuổi. Như vậy trong năm 2025, công dân sinh vào những năm trên khi làm thẻ căn cước mới sẽ được cấp thẻ có giá trị vô thời hạn.

Quên đổi CCCD hết hạn có bị phạt không?

Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền;

b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;

c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Theo Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, người dân quên đổi CCCD hết hạn là không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nên có thể bị xử phạt ảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.