Tôi trách vợ sinh ra ở thành phố quen sống “kín cổng cao tường”, không hiểu cho nhà tôi.
Hôm nay, mẹ tôi gọi điện, bảo sáng đi chợ gặp chị Hiền – chị họ tôi. Chị trách tôi xa xôi không về đám cưới cháu được thì thôi nhưng ít ra cũng nên gửi quà mừng. Dù gì cũng còn là chị em họ gần, tôi cư xử như thế không khác gì người dưng.
Tôi nghe xong rất ngạc nhiên. Rõ ràng, trước khi đi công tác, tôi đã dặn vợ: “Cuối tuần, nhà chị họ ở quê mời đám cưới, mình bận không về tham dự được thì em gọi cho mẹ, nhờ mẹ bỏ phòng bì mừng hộ cho”.
Chắc là vợ tôi quên. Nhưng mẹ tôi nói không phải vậy. Mẹ bảo, mẹ có gọi hỏi vợ tôi có mừng không để mẹ bỏ phong bì. Vợ tôi kiên quyết nói không gửi.
Tối về, tôi kể chuyện mẹ gọi điện, kể chuyện chị họ trách vợ chồng mình không biết cư xử. Rồi tôi hỏi vợ: “Sao em không gửi tiền mừng cho anh chị và các cháu?”. Vợ tôi thản nhiên trả lời: “Em thấy không cần thiết”.
Tôi cảm thấy buồn trước suy nghĩ và cách cư xử của vợ (Ảnh minh họa: Freepik).
Lý do cô ấy thấy không cần thiết là vì con trai chị Hiền lấy vợ lần này là lần thứ 3. Hai lần trước chị ấy mời, chúng tôi đều đi.
Cô ấy phân tích: “Anh xem, một người lấy vợ 3 lần, mời đám cưới những 3 lần. Em chẳng hiểu anh chị ấy nghĩ gì. Nếu là em, em chẳng làm thế. Trong khi nói là chị em họ nhưng cả năm không gặp nhau lần nào. Nếu gặp nhau ngoài đường, có khi chị ấy còn chẳng biết em là ai”.
Vợ tôi bảo, một năm, cô ấy phải nhờ mẹ không biết bao nhiêu lần. Nào là thăm ốm, thăm đẻ, đám ma, mừng nhà, mừng đám cưới… Dù không ở quê, có việc gì, cô bác, chú thím đều không quên nhắc tên. Trong khi chúng tôi ở thành phố cũng có bao nhiêu chuyện, kể cả ốm thập tử nhất sinh, cũng chẳng ai biết.
Tôi bảo vợ, vì nhà mình không nói thì trách ai. Mình mua nhà cũng không mời anh em họ hàng ở quê liên hoan. Mình ốm đau cũng không thông báo cho ai biết. Làm sao có thể trách mọi người không quan tâm “đáp lễ” mình được?
“Thế mới nói. Em nghĩ rồi, từ nay về sau, trừ cô, dì, chú, bác, anh em ruột của bố mẹ, em mới có trách nhiệm thăm nom. Còn các anh chị họ, các cháu thì em không. Họ có biết gì tới mình đâu, mà cái gì cũng đòi hỏi mình phải đầy đủ được.
Cuối năm nào về, mẹ cũng đưa cho em một danh sách dài dằng dặc tiền ở nhà mẹ đi thăm hỏi, đi mừng hộ hai bên anh em nội ngoại giúp mình. Mà nói thật, em còn chẳng biết đó là những ai.
Em nói với mẹ rồi, từ nay về sau, ai mời gì thì gọi trực tiếp cho vợ chồng mình, còn cứ mời xã giao qua ông bà, em coi như không có”, vợ tôi trình bày, giọng khó chịu.
Tôi nhìn thái độ của vợ rõ là cô ấy có vẻ bực mình, phật ý. Nhưng biết làm sao khi tục lệ ở quê như thế. Mình sống xa quê nhưng bố mẹ mình còn ở đó. Họ không trách mình nhưng lại trách qua bố mẹ mình khiến ông bà ngại ngùng, khó nói. Rồi lại mang tiếng, có ăn có học, làm nọ, làm kia nên khinh rẻ anh em ở quê.
Chuyện chỉ có thế mà vợ chồng tôi thành ra cãi nhau. Tôi trách vợ sinh ra ở thành phố quen sống “kín cổng cao tường”, không hiểu ở quê, người ta coi trọng tình cảm anh em, họ hàng. Vợ tôi lại nói ở quê phiền hà, nhiêu khê.
Cô ấy nói mà không nghĩ đến việc chồng mình xuất thân từ quê, bố mẹ chồng, gia đình chồng mình cũng ở đó. Tôi tự ái, tôi giận. Vợ tôi cũng giận ngược lại tôi. Không khí trong nhà mấy hôm nay bỗng trở nên ngột ngạt.
Thật ra, chuyện vốn vô cùng nhỏ. Chỉ cần bỏ mấy trăm vào phong bì mừng anh chị có dâu mới. Dù là con anh chị cưới tới lần thứ 3, người ta đã mời thì mình cũng nên mừng.
Số tiền ấy chỉ bằng một bữa gia đình tôi ra ngoài ăn sáng, cà phê chứ bao nhiêu. Cô ấy lại nhất quyết không rồi nói xa, nói gần chuyện quê, chuyện phố.
Thật ra chuyện này, vợ không lo thì tôi lo. Chỉ là suy nghĩ của vợ khiến tôi buồn, cảm giác cô ấy không coi trọng gia đình và họ hàng bên nhà chồng lắm. Hay là tôi lại chuyện bé xé ra to, suy nghĩ quá nhiều rồi?
News
Nam sinh nhà nghèo đỗ ĐH được cả làng góp 104.000 đồng lên thành phố, 30 năm sau cầm 700 tỷ về trả ơn từng người
Dù đã trở nên giàu có nhưng vị tỷ phú này chưa bao giờ quên sự giúp đỡ của dân…
Chính thức: Bãi bỏ quy định về tiền lương áp cho công chức cấp xã
Quy định về tiền lương công chức cấp xã theo Nghị định 33 bị chính thức bãi bỏ từ tháng…
Trời ơi! Những tuyến đường ở Hà Nội c:ấ:m xe máy xăng từ tháng 7/2026, toàn tuyến quan trọng
Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị yêu cầu đến 1/7/2026, không có xe mô tô, xe gắn máy…
Hà Nội cấm xe máy chạy xăng dầu lưu thông trong Vành đai 1 từ tháng 7/2026
Thủ tướng yêu cầu đến ngày 1/7/2026, không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa…
Này thì hàu 10k/con bán đầy vỉa hè, tiểu thương tiết lộ r;;ù;;ng m;;ì;nh
Khoảng một tháng qua, hàu vàng Trung Quốc được nhập về các chợ ở miền Bắc với số lượng lớn…
Tính công tơ điện 2 tháng gộp làm 1, số điện ở bậc giá cao tăng vọt: EVN lý giải
Nhiều người dân ở Hà Nội phản ánh hóa đơn tiền điện tháng 2 tăng gấp đôi, trong khi EVN…
End of content
No more pages to load