Thị lực chỉ khoảng 1/10, nữ sinh Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trường THPT Lê Hữu Trác, tỉnh Đắk Lắk vẫn lấy hai điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Dù thị lực kém hơn bạn bè nhưng Huyền luôn quyết tâm học tập và đã đạt được kết quả rất cao – Ảnh: MINH PHƯƠNG
Ngày biết điểm thi tốt nghiệp, trong căn nhà nhỏ ở thôn Hiệp Hưng, xã Ea M’droh (Đắk Lắk), Nguyễn Thị Thanh Huyền lặng người khi tra thấy hai điểm 10 môn lịch sử và địa lý, cùng điểm 8 môn ngữ văn. Đó là món quà lớn nhất sau hành trình học tập không dễ dàng của nữ sinh.
Nữ sinh học bằng tai và bằng trái tim
Kể về hành trình học tập, Huyền cho biết trên lớp, cô luôn ngồi bàn đầu, lắng nghe từng lời thầy cô giảng. Khi về phòng trọ, Huyền cặm cụi học lại bài đã ghi nhớ trong đầu.
Không dùng kính đặc biệt hay máy phóng chữ, Huyền chọn cách chuẩn bị thật kỹ bài ở nhà rồi tập trung tối đa khi đến lớp. Cách học của cô không nhiều mẹo vặt, chỉ là sự kiên nhẫn, từng ngày một.
“Mắt mình yếu, không thể nhìn lâu hay đọc sách nhiều như các bạn. Vì vậy mình phải học theo cách riêng. Nghe thật kỹ, nhớ thật kỹ và không được lơ là phút nào. Lịch sử và địa lý mình không học thuộc lòng mà ghi nhớ mốc thời gian, sự kiện và hiểu rõ ý nghĩa. Với ngữ văn thì luyện từng dạng bài, rèn cách triển khai ý sao cho mạch lạc”, Huyền chia sẻ.
Huyền và cô giáo dạy địa lý, người truyền cảm hứng để Huyền chọn nghề giáo viên – Ảnh: V.ĐẠT
Nhà Huyền cách trường hơn 20km. Từ năm lớp 10, cô một mình lên thị trấn Quảng Phú (huyện Cư M’Gar cũ, nay là xã Quảng Phú) thuê trọ đi học. Cha mẹ làm nông và buôn bán nhỏ ở chợ, thu nhập bấp bênh. Biết con gái mắc bệnh rung giật nhãn cầu bẩm sinh, cả nhà từng đưa con đi chữa trị khắp nơi. Nhưng hy vọng tắt dần khi bác sĩ kết luận không thể can thiệp được gì nhiều.
“Nhiều hôm con bé đau mắt không chịu nổi, gọi điện về nói muốn nghỉ học một buổi. Nhưng rồi hôm sau lại đến lớp như không có chuyện gì. Có lần tôi hỏi sao học khuya quá, nó chỉ nói nhẹ: ‘Mình làm được. Mình phải làm được’, nghe mà thương đứt ruột”, bà Hồ Thị Trang Hồng, mẹ Huyền, nghẹn giọng.
Dù cuộc sống xa nhà không dễ dàng, Huyền vẫn tự chăm sóc bản thân, tự học, tự dặn lòng không được gục ngã. Bạn bè cùng lớp kể, mỗi khi thấy Huyền đau mắt vẫn đến lớp, vẫn ghi chép chăm chỉ, cả lớp như được tiếp thêm động lực.
“Bạn ấy không nói nhiều, nhưng mỗi hành động đều khiến tụi mình nể phục. Có lần trời mưa rất lớn, ai cũng nghỉ học, vậy mà Huyền vẫn có mặt trong lớp, áo mưa ướt đẫm. Bạn ngồi học như bình thường”, Trần Phạm Mai Hương, bạn cùng lớp, nhớ lại.
Mơ thành cô giáo, truyền cảm hứng học tập
Huyền cùng cha mẹ trong căn nhà nhỏ của gia đình – Ảnh: MINH PHƯƠNG
Ở trường, Huyền là học sinh tiêu biểu. Ba năm liền cô đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, giành hai huy chương vàng kỳ thi Olympic truyền thống 10-3, một huy chương bạc kỳ thi Olympic 30-4 và hai giải nhì cấp tỉnh.
Nhưng điều đáng quý nhất, theo lời Huyền, là niềm tin mà thầy cô đã truyền cho mình.
“Mình từng rất tự ti, nhưng nhờ thầy cô luôn bên cạnh động viên, nhất là cô Khuyên dạy địa lý, mình dần cảm thấy mình cũng có thể làm được điều gì đó có ý nghĩa. Cô truyền cho mình tình yêu môn học và cả cách sống tích cực nữa”, Huyền xúc động.
Hỏi về ước mơ, cô không ngần ngại: “Mình muốn học sư phạm địa lý, sau này trở thành cô giáo. Mình muốn quay lại vùng khó, dạy các em học sinh như mình ngày xưa, truyền cảm hứng học tập cho các em nhỏ. Mình tin mình làm được”.
Biết con gái muốn thi đại học, gia đình mừng nhưng cũng trăn trở. Cha Huyền, ông Nguyễn Tưởng, chia sẻ: “Con quyết tâm vậy thì vợ chồng tôi phải cố. Dù có khó mấy cũng phải cho con học tới nơi tới chốn. Có vay mượn cũng phải lo”.
Trong mắt thầy Phan Văn Thương, giáo viên chủ nhiệm, Huyền không phải một học sinh bình thường. “Bạn học không chỉ để thi, mà học để vượt qua nghịch cảnh. Nếu nghị lực có hình hài, thì đó chính là Huyền. Bạn là ngọn lửa sáng giữa những đứa trẻ ở vùng quê còn nhiều thiếu thốn”, thầy Thương nói.
News
Tít ơi con ở đâu về với bố mẹ đi, dưới đó l;;/ạnh lẽo lắm con ơi…
Thằng Tít, sáu tuổi đầu, tóc cắt ngắn ngủn, đen nhánh như hạt nhãn, đôi mắt tròn xoe lúc nào…
Bố ơi… Con đỗ Đại học th;;ủ khoa rồi… Cả nhà mình đi Hạ Long chơi nhé
Ông Bình, một người đàn ông khắc khổ với làn da rám nắng vì sương gió, cả đời gắn bó…
Cả 1 gia đình 5 người chỉ còn mình em s;;/ống sót… em biết phải làm sao
Sáng ngày 20/7, các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh vẫn đang tích cực tìm kiếm những nạn nhân…
Cậu bé 14 t;;/uổi sống sót thần kỳ trong vụ l;;/ật tàu… không ai nghĩ em c;;/hui vào chỗ ng;;/uy h;;/iểm vậy mà có thể trụ được 4 tiếng đồng hồ
Chiều hôm ấy, bầu trời Hạ Long trong xanh như một tấm lụa khổng lồ, điểm xuyết những cánh…
Anh Hải ơi, c;;/ứu em, em không chịu được nữa rồi…
Chiều muộn ngày cuối tuần, ánh nắng vàng dịu dàng rót xuống vịnh Hạ Long, một khung cảnh nên thơ…
Sáng ngày 21/7: Tỉnh Quảng Ninh chính thức ra quyết định lịch sử về s;;ố phận của những n;;ạn nhân sống sót sau vụ l;;/ật tàu
Chiều 20/7, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã có quyết…
End of content
No more pages to load