Tại buổi tọa đàm, NSND Xuân Bắc – Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn chia sẻ quan điểm dưới hai góc độ: một người yêu cái đẹp và một nhà quản lý.
“Thứ nhất, với tư cách là một người yêu cái đẹp, tôi rất thích hoa hậu. Vì họ đẹp về sắc vóc, hình thể, trí tuệ. Tôi nghĩ không chỉ đàn ông đâu, phụ nữ cũng thích cái đẹp.
Còn nếu nói ở góc độ gia đình trong lòng tôi, chỉ cần có một hoa hậu là đủ, đó là hoa hậu đang ở nhà chăm ba đứa con cho tôi”.
NSND, Cục trưởng Xuân Bắc. Ảnh: Internet
Cục trưởng nhận định, hiện nay danh xưng “hoa hậu” xuất hiện với mật độ dày đặc, nhưng số lượng không phải là vấn đề then chốt. Điều cốt lõi là liệu mục tiêu tôn vinh cái đẹp có còn được giữ gìn và cái đẹp ấy có thực sự đúng nghĩa – thánh thiện, lan tỏa được những giá trị tích cực cho xã hội hay không.
Dẫn Nghị định 144/2020 về hoạt động biểu diễn, ông cho biết tất cả các cuộc thi người đẹp, người mẫu hiện nay đều phải xây dựng đề án trình cơ quan chức năng phê duyệt, trong đó cần nêu rõ tôn chỉ, mục đích và đơn vị tổ chức phải tuyệt đối tuân thủ. Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy một hiện tượng “loạn” về cả số lượng cuộc thi lẫn danh xưng hoa hậu.
Ở góc độ quản lý, Cục trưởng Xuân Bắc cho biết, cơ quan quản lý đã nhận chỉ đạo từ Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc khẩn trương rà soát, sửa đổi Nghị định 144, đặc biệt là phần liên quan đến tổ chức các cuộc thi sắc đẹp.
Ông cho rằng, nhiều quy định trong Nghị định này hiện không còn phù hợp với thực tế và cần điều chỉnh để tạo hành lang pháp lý sống động, vừa đảm bảo tính quản lý, vừa khuyến khích các hoạt động sắc đẹp phát triển lành mạnh.
Nghệ sĩ Xuân Bắc từng là Giám khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Ảnh: Internet
Theo ông, nếu không kiểm soát chặt chẽ, các cuộc thi hoa hậu có thể bị thương mại hóa, “biến thành hàng hóa ngoài chợ”, khiến danh hiệu hoa hậu mất đi giá trị vốn có. Thậm chí đã xảy ra hiện tượng “mua giải” gây phản cảm trong dư luận. Ông nhấn mạnh cần thiết phải xây dựng một “thước đo” chung về giá trị sắc đẹp, xác định rõ tiêu chí và trách nhiệm của các bên, đặc biệt là khi cử đại diện tham gia đấu trường quốc tế để giữ gìn hình ảnh và danh dự quốc gia.
Quan điểm của ông là việc sửa đổi Nghị định cần dựa trên tham vấn chuyên gia, báo chí và đơn vị tổ chức nhằm tạo nên giải pháp thực chất, phù hợp cả về quản lý lẫn khía cạnh sáng tạo.
Cũng tại tọa đàm, ông cam kết Cục Nghệ thuật Biểu diễn sẽ tổ chức các buổi làm việc chuyên sâu để tiếp tục lắng nghe ý kiến, với mục tiêu hướng tới một hệ thống thi sắc đẹp “bài bản, chất lượng và thực sự tôn vinh vẻ đẹp Việt”. Ông khẳng định: “Cái gì không đủ giá trị sẽ bị loại bỏ”.
News
Người dân 1 tỉnh siêu giàu kêu gào vì điện tăng vọt, EVN miền Bắc giải thích kiểu gì mà 10 người thì 9 người lắc đầu ngao ngán?
Gần đây, các nhóm mạng xã hội, diễn đàn địa phương xuất hiện hàng chục bài đăng, bình luận đặt…
Đ-ộ/c quyền: Vợ chồng Đình Tú – Ngọc Huyền hé Iộ tuần trăng mật ‘để đời’ sau đám cưới, chuẩn bị b-ù;ng n-ổ trong showbiz
Hóa ra đây là nơi Ngọc Huyền, vợ Đình Tú, mong muốn đến sau đám cưới để tận hưởng tuần…
Bỏ lại chuyện trượt thầu, Tập đoàn Sơn Hải tiếp tục đầu tư cao tốc Bắc Nam
Tập đoàn Sơn Hải kiến nghị Chính phủ cho phép nghiên cứu lập hồ sơ đầu tư mở rộng hoàn…
Chia buồn 5 nhóm cán bộ, công chức, viên chức nhận quyết định tinh giản biên chế từ 2025, phải kiếm dần việc khác thôi
Trong năm 2025, sẽ có 5 nhóm cán bộ công chức, viên chức thuộc nhóm tinh giản biên chế, người…
Nước mắt rơi thành sông ở xã Tuyên Quang, Lâm Đồng: Ai ngờ đó là lần cuối cùng trên sân bóng, chỉ vì cái khung thành…
Bé trai 7 tuổi ở xã Tuyên Quang chơi trong sân bóng cỏ nhân tạo, bị cầu môn bằng sắt…
Hoá ra Diogo Jota của Liverpool tuvong vì không chọn đi máy bay: Cả thế giới khóc thương và thán phục khi biết sự thật
Bóng đá thế giới vừa trải qua một trong những cú sốc lớn nhất trong những năm gần đây. Diogo…
End of content
No more pages to load