Trước phản ánh của người dân về nhà bị nứt do xây cao tốc Nha Trang – Cam Lâm, Tập đoàn Sơn Hải đã báo cáo Bộ Xây dựng vụ việc có dấu hiệu bất thường.
Trước khi thi công chân cầu vượt đường sắt Km2+100, Tập đoàn Sơn Hải đã ghi nhận hình ảnh nứt nhà dân. Ảnh: Hữu Long
Ngày 14.7, ông Nguyễn Văn Huy – Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Đường cao tốc Nha Trang – Cam Lâm (thuộc Tập đoàn Sơn Hải) – xác nhận, đơn vị đã có báo cáo gửi Bộ Xây dựng về việc bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi rung chấn trong quá trình thi công tuyến cao tốc.
Dự án cao tốc Nha Trang – Cam Lâm được khởi công từ tháng 9.2021 và chính thức hoàn thành, đưa vào khai thác từ ngày 19.5.2023.
Trong suốt quá trình thi công, phía đơn vị khẳng định không có tình trạng gây nứt nhà dân và không nhận được bất kỳ phản ánh nào từ người dân tại thời điểm đó.
Tuy nhiên, hơn 3 tháng sau khi công trình hoàn thành và đi vào hoạt động, UBND xã Suối Cát (nay là UBND xã Suối Dầu) mới lập biên bản kiểm tra, thống kê có 15 hộ dân phản ánh tình trạng nhà bị nứt, nghi do ảnh hưởng từ thi công cao tốc.
Theo Tập đoàn Sơn Hải, việc dân đồng loạt kiến nghị về nhà bị nứt có dấu hiệu bất thường, số lượng hộ dân phản ánh ngày càng tăng, từ 15 hộ ban đầu lên tới 60 hộ hiện nay. Trong đó, có những hộ dân nhà nằm cách tuyến đường thi công đến 2km cũng kiến nghị bị nứt nhà.
Người dân kiến nghị vì nhà nứt do bị rung chấn trong quá trình xây dựng cao tốc. Phía đơn vị xây dựng lại cho rằng, phản ánh của người dân không đúng với thực tế.
Trước thông tin từ hai phía, cần có chính quyền và cơ quan chuyên môn đứng ra làm “trọng tài”. Tỉnh Khánh Hòa, Bộ Xây dựng cần tổ chức hội đồng chuyên môn, giám định nhà dân bị nứt, có kết quả từng trường hợp, xác định nguyên nhân một cách khách quan, có căn cứ, thuyết phục.
Nguyên tắc là công bằng, không để cho người dân bị nứt nhà chịu thiệt, cũng không yêu cầu doanh nghiệp phải chi tiền bồi thường không đúng đối tượng.
Đối với nhà dân bị nứt do ảnh hưởng từ xây dựng cao tốc, phải bồi thường đúng và đủ, để người dân sửa chữa nhà cửa, ổn định cuộc sống. Làm cao tốc để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân, thì trước mắt không để người dân phải chịu thiệt thòi vì hư hỏng nhà cửa.
Nếu không trả tiền bồi thường cho hộ dân bị hư hỏng nhà do xây dựng cao tốc, sẽ dẫn đến khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc trong xã hội.
Tuy nhiên, bồi thường phải đúng đối tượng, không để xảy ra trường hợp lợi dụng chính sách bồi thường gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Cần ngăn chặn tình trạng người dân đồng loạt đòi tiền bồi thường thiếu căn cứ, trở thành tiền lệ xấu, ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư xây dựng cao tốc.
News
Từ nay hết thời học mẹo, học tủ khi thi bằng lái xe… người dân cần biết
Bộ đề lý thuyết thi sát hạch bằng lái xe do Cục CSGT biên soạn chính thức được áp dụng…
CSGT quản lý sát hạch bằng lái xe: Vì sao nhiều người thi r””ớt?
Từ khi CSGT quản lý sát hạch bằng lái xe đến nay, có tới 52% người thi bằng ô tô…
N//ÓNG: Nhanh chóng bắt giữ đ//ối t:ư:ợng dùng sú//ng tự chế baan trung tá công an
Ngày 13.7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Viện Kiểm sát nhân…
Gần 1.000 người maat tiền vì dự án ‘m::a’…. gom góm bao nhiêu cuối cùng chỉ còn
TÂY NINHNguyễn Thị Cẩm Hồng tự “vẽ” các dự án bất động sản chưa có pháp lý rồi ký hợp…
Oi trơi: S/ạ/t l/ở đất làm hai người cheet
Khoảng 2.000 m3 đất từ quả đồi đổ ập xuống hai nhà dân ở xã Xuân Ái, ba người may…
Hà Nội c/ấ/m xe máy chạy xăng dầu: Chuyên gia đề xuất: Cần hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện khi c/ấ/m xe máy xăng
Chuyên gia đề xuất thành phố Hà Nội tăng năng lực giao thông công cộng và hỗ trợ người dân…
End of content
No more pages to load