Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập cấp xã đang đặt ra vấn đề khiến nhiều người thắc mắc, đó là đội ngũ quản lý trường học có bị cắt giảm không?
Trong công văn số 1581, Bộ GD&ĐT đã đề nghị các địa phương giữ nguyên đơn vị sự nghiệp giáo dục và chuyển giao cho chính quyền cấp xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục đối với các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non.
Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc UBND cấp huyện sẽ chuyển về Sở GD&ĐT quản lý. Đồng thời, tổ chức lại để thực hiện cung ứng dịch vụ quản lý theo khu vực liên xã, phường.
Các trường học vẫn giữ nguyên sau khi sáp nhập cấp xã. (Ảnh minh hoạ)
Đồng thời, Sở GD&ĐT được quyền công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thay đổi vị trí việc làm với hiệu trưởng, hiệu phó các trường.
Tính đến thời điểm hiện tại, về cơ bản các trường học vẫn giữ nguyên và không nằm trong diện sáp nhập. Điều này đồng nghĩa với việc vị trí hiệu trưởng, hiệu phó các trường học vẫn giữ nguyên và chưa có thay đổi.
Phân cấp, phân quyền mạnh hơn về cho Sở GD&ĐT
Sau khi tổ chức, sắp xếp chính quyền các cấp, Sở GD&ĐT được phân cấp, phân quyền thực hiện các chức năng, nhiệm vụ sau liên quan quản lý giáo viên:
– Tham mưu, trình UBND tỉnh, cấp có thẩm quyền quyết định vị trí việc làm, biên chế công chức, tổng số người làm việc tại các trường công lập.
– Sở GD&ĐT thực hiện tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên các trường công lập.
– Sở GD&ĐT cũng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng phát triển giáo viên các địa phương, các trường trên địa bàn tỉnh.
-Sở GD&ĐT bảo đảm đủ biên chế công chức quản lý, đủ số người làm việc theo đề án UBND tỉnh đã phê duyệt. Đồng thời chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động, chất lượng giáo dục, đội ngũ giáo viên, người lao động, học sinh.
– Sở GD&ĐT được quyền công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thay đổi vị trí việc làm với hiệu trưởng, hiệu phó các trường.
– Sở GD&ĐT có trách nhiệm thường xuyên cập nhật thông tin giáo viên, cán bộ quản lý vào cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục và các cấp quản lý như UBND tỉnh và Bộ GD&ĐT.
Trước đây, việc tuyển dụng giáo viên công lập thực hiện như tuyển dụng viên chức nói chung, do ngành Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp huyện/tỉnh thực hiện.
Như vậy, trong thời gian tới chức năng tuyển dụng giáo viên các cấp được phân cấp, phân quyền mạnh hơn về cho Sở GD&ĐT các địa phương (riêng cấp mầm non do xã quyết định tuyển dụng). Đây có thể coi là một trong những quyết định đột phá của ngành Giáo dục, kỳ vọng giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ ở các địa phương và sử dụng đúng nhân tài cho các trường học.
News
Tin rất mới cho người “yêu vàng” sáng nay 16/5: TĂNG 1 MẠCH khiến ai cũng thích thú, tràn đầy hi vọng rồi
Giá vàng thế giới sáng nay, 16-5, tăng mạnh nhờ sự kết hợp giữa hoạt động săn hàng giá rẻ…
GIÁ VÀNG SÁNG NAY: Hàng triệu người mở mắt ra đã “s:ang ch:ấn tâm lý”, nhìn vàng r:ơi, tiền bay hơi cả triệu bạc mà “bất lực”
Giá vàng hôm nay 15/5/2025: Giá vàng trong nước và giá vàng thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất…
Giá vàng sáng 16/5: Mua vào hay bán ra mới là “lãi” nhất, rất nhiều người xếp hàng ở tiệm vàng từ sáng sớm rồi
Giá vàng chiều ngày 15/5/2025: Giá vàng trong nước và giá vàng thế giới giảm mạnh gần 2 triệu đồng,…
Chia buồn với hàng nghìn người bị “c:ắ:t toàn bộ” LƯƠNG HƯU từ 1/7, trợ cấp BHXH hàng tháng cũng m:ấ:t luôn
Từ 1/7, 3 đối tượng thuộc những trường hợp cụ thể dưới đây sẽ bị tạm dừng chi trả lương…
TIN VUI: Cán bộ, công chức nghỉ hưu trước 1/7 có thể nhận trợ cấp lên đến 60 tháng lương, tiền tiêu không hết rồi
Trong bối cảnh sắp xếp lại tổ chức bộ máy nhà nước, nhiều cán bộ, công chức đủ điều kiện…
Thông tin chính thức về việc: Cho phép cán bộ viên chức làm việc online sau khi sáp nhập tỉnh, thế này thì quá tuyệt vời
Đại biểu Quốc hội nêu đề xuất ‘chính thức hóa’ làm việc từ xa cho cán bộ công chức, giải…
End of content
No more pages to load