Hôm nay (23/4), giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tại Việt Nam quay đầu giảm so với mức đỉnh kỷ lục thiết lập ngày hôm qua.
Lúc 9h sáng nay, các doanh nghiệp vàng lớn SJC, PNJ, DOJI đồng loạt niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 120-122 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 2 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều so với ngày 22/4, khi giá vàng miếng đạt mức 122-124 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua – bán tiếp tục duy trì ở mức 2 triệu đồng/lượng.
Đặc biệt, doanh nghiệp Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng SJC chỉ ở mức 117-120 triệu đồng/lượng, thấp hơn 3 triệu đồng (chiều mua vào) và thấp hơn 2 triệu đồng (chiều bán ra) so với các doanh nghiệp kể trên.
Giá vàng trong nước hôm nay quay đầu giảm
Tương tự, giá vàng nhẫn SJC hôm nay cũng điều chỉnh giảm, được giao dịch ở mức 116-119 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), thấp hơn 0,5 triệu đồng/lượng so với mức cao nhất ngày hôm qua. Chênh lệch giá mua – bán là 3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn Hưng Thịnh Vượng được DOJI niêm yết ở mức 114,2-116,8 triệu đồng/lượng, giảm 3 triệu đồng ở chiều mua vào, giảm 2,2 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với hôm qua. Chênh lệch giá mua – bán ở mức 2,6 triệu đồng/lượng.
Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn tròn trơn và vàng miếng Vàng Rồng Thăng Long ở mức 116-119 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 3,5 triệu đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với hôm qua.
Lúc 11h sáng 23/4, giá vàng tiếp tục được điều chỉnh. Cụ thể, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn đồng loạt giảm thêm 0,5 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào, 1 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với giá mở cửa sáng nay. Giá mua vào và bán ra hiện lần lượt là 118,5-121 triệu đồng/lượng.
Lúc 14h45 chiều 23/4, giá vàng miếng SJC một lần nữa được điều chỉnh giảm, xuống còn 116,5-119,5 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Chênh lệch giá mua – bán nới lên mức 3 triệu đồng/lượng.
Sự điều chỉnh giảm của giá vàng trong nước diễn ra trong bối cảnh giá vàng thế giới chịu áp lực từ tâm lý lạc quan trên thị trường chứng khoán và sự phục hồi của đồng USD. Tuy nhiên, giá vàng trong nước vẫn duy trì ở mức cao.
Động thái của doanh nghiệp vàng và nhà đầu tư
Những ngày qua, giá vàng trong nước tăng mạnh, liên tục lập kỷ lục mới với giá vàng miếng SJC chạm mốc 124 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn lên đến 119 triệu đồng/lượng. Bất chấp mức giá cao ngất ngưởng, nhà đầu tư vẫn đổ xô xếp hàng tại các tiệm vàng để mua vào, xem vàng như kênh trú ẩn an toàn trong bối cảnh bất ổn kinh tế.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vàng thông báo khan hàng, thậm chí hết hàng hoặc chỉ bán ra nhỏ giọt, khiến nguồn cung không đáp ứng đủ nhu cầu. Tình trạng này càng đẩy tâm lý thị trường thêm phần sôi động, khi nhiều người lo ngại giá vàng sẽ tiếp tục leo thang.
Ghi nhận của PV tại các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hai Bà Trưng, Hà Nội) trong sáng 22/4, hàng loạt cửa hàng đều thông báo hết vàng.
SJC, Phú Quý, PNJ và DOJI đều báo hết vàng. Bảo Tín Minh Châu cho phép mỗi người được mua tối đa 1 chỉ vàng đến khi hết hàng. Tuy nhiên, sau đó vài giờ, cửa hàng này cũng bất ngờ thông báo hết vàng để bán trước sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Doanh nghiệp vàng thông báo hết hàng trong ngày hôm qua 22/4. Ảnh: Hồng Cảnh
Dù Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ổn định thị trường vàng, ngăn chặn đầu cơ và thao túng giá, giá vàng trong nước vẫn tăng mạnh, nới rộng khoảng cách với giá thế giới. NHNN đang sửa đổi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng, nhưng thông tin chi tiết về nội dung và thời điểm ban hành vẫn chưa được công bố.
Các chuyên gia kinh tế đề xuất sửa đổi Nghị định 24 theo hướng giảm tập trung vào vàng miếng SJC, tăng cung vàng ra thị trường một cách thận trọng để tránh rủi ro cho tiền đồng, đồng thời khuyến khích người dân từ bỏ thói quen tích trữ vàng.
Họ nhấn mạnh các biện pháp quản lý vàng cần ưu tiên lợi ích tổng thể của nền kinh tế, thay vì chỉ tập trung ổn định giá vàng. Việc bán vàng dự trữ chỉ thu về tiền đồng, không tạo lợi nhuận, trong khi nhập khẩu vàng cần cân nhắc thời điểm do áp lực tỷ giá và nguồn thu USD bị ảnh hưởng bởi thuế quan từ Mỹ.
Ông Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính, cho rằng giá vàng trong nước tăng do giá vàng thế giới lập đỉnh và tỷ giá USD cao. Ông khuyến nghị để thị trường vàng tự điều tiết, vì vàng mang tính đầu cơ, ít ảnh hưởng đến nền kinh tế tổng thể. Khi giá vàng điều chỉnh giảm, nhu cầu sẽ giảm, giúp thu hẹp chênh lệch giá trong nước và thế giới.
News
Ngay lúc này: Vàng nhẫn, vàng miếng đ:ua nhau giảm giá như “hàng thanh lý”, cơ hội ngàn năm có một, ai dư tiền nhanh chân “nh:ào vô”
Giá vàng hôm nay 23.4 bất ngờ quay đầu sụt giảm. Giá vàng nhẫn trong nước điều chỉnh giảm tới 3,2…
TIN H:O:T: Từ ngày 1/7/2025, tăng gấp đôi lương cơ bản, hàng triệu người đang ăn mừng, thực hư ra sao?
Rộ tin đồn tăng gấp đôi lương cơ bản từ ngày 1/7/2025. Vậy thông tin điều chỉnh lương trong năm…
Thông tin đặc biệt về l:ễ th:;uỷ t;;á:ng của Quý Bình: Không ngờ người vợ lại làm được điều này, cả nước phải x:ót x:a
Thông tin đặc biệt về lễ thuỷ táng của Quý Bình Sau 49 ngày, tro cốt của diễn viên Quý…
H:O:T: Sau 49 ngày của Quý Bình, một thông tin về nam diễn viên mới chính thức được “đính chính”, mọi sự hiểm lầm dù được lý giải nhưng nhiều người vẫn thấy… sai sai
Bạn bè và người thân đã đến chùa viếng cố nghệ sĩ Quý Bình. Sau khi được hỏa táng, hiện…
Thái độ của Ngọc Tiền – Vợ đại gia của diễn viên Quý Bình trong l:ễ c:úng 49 ngày của chồng, không thể hiểu nổi
Lễ cúng 49 ngày của diễn viên Quý Bình diễn ra tại chùa Đức Quang (Quận 4, TPHCM) trong không…
Giá vàng sáng 23/4: Sau 1 đêm nhà nhà người người “m:ất hết”, không thể tin nổi diễn biến lại “th:ả:m” thế này
Cập nhật giá vàng sáng 23.4: Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh, giá vàng trong nước đối diện nguy…
End of content
No more pages to load