(Dân trí) – Tôi đang sống chung với mẹ chồng. Nói là sống chung, thực ra là tôi lo từ A đến Z nhưng bà vẫn bảo rằng…
Tôi chưa bao giờ nghĩ xấu về mẹ chồng cho đến ngày tôi dọn về sống chung với bà, sau 3 tháng đi thuê nhà trọ. Cuộc sống chung đụng không đơn giản như tôi nghĩ. Mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu xảy ra liên tiếp, từ chuyện cơm nước đến chuyện dọn dẹp trong nhà.
Tôi về nhà chồng, mẹ chồng bỏ mặc mọi việc cho tôi lo. Từ chuyện tiền ăn, tiền điện, tiền nước đến chuyện đồ dùng trong nhà, tôi và chồng đều là người lo toan.
Tiền ăn, tôi nuôi cả nhà nhưng mẹ chồng không góp một đồng, dù ông bà có lương hưu. Đến khi chồng tôi nói bóng gió thu nhập của chúng tôi không nhiều, ông bà mới chịu góp 2 triệu đồng/tháng.
Tôi không hài lòng về cách ứng xử của mẹ chồng (Ảnh minh họa: Freepik).
Mỗi tháng, bà góp đúng 2 triệu đồng tiền ăn rồi thản nhiên ngồi chờ con dâu đi làm về. Tôi về đến nhà là lao vào bếp nấu nướng.
Đáng nói là bà nghĩ 2 triệu đồng đó… to lắm. Lúc đưa tiền, bà còn bảo: “Mẹ già rồi, có ăn bao nhiêu đâu, đưa chừng này là dư, có khi các con không phải chi thêm ấy chứ”.
Nhưng sự thật thì khác xa.
Bữa sáng, bà đòi ăn bún bò giò heo. Bữa trưa phải có canh tôm, cá chiên, rau luộc, món mặn, món xào. Trong khi buổi trưa chỉ có hai ông bà lớn tuổi ở nhà, không ăn mấy. Bữa tối thì phải “nhẹ bụng” với cháo hải sản hoặc súp cua.
Mua đồ về mà thiếu món gì là bà chép miệng: “Làm gì mà ăn kham khổ thế này, không có miếng gì gọi là dinh dưỡng”. Tôi nghe mà chỉ muốn bật khóc.
Tôi đi làm công sở, tan ca lúc 5h30 chiều, chen chúc giữa dòng người về nhà lúc gần 7h tối. Tôi vừa về đến cửa là bà bảo: “Đi nấu cơm lẹ lẹ, đói bụng quá rồi”.
Mỗi lần tôi gợi ý mẹ cùng phụ một tay, bà bảo: “Mẹ lớn tuổi rồi, con dâu phải biết chăm mẹ chồng mới là dâu hiền. Mẹ nấu, các con không ăn được lại nói mẹ”.
Năm nay, mẹ chồng 58 tuổi, khỏe mạnh, sáng nào cũng đi bộ 4km, còn biết ghé salon sơn móng, uốn tóc, mua váy trực tuyến rôm rả… Mà tôi nói thật, nếu mẹ chồng yếu thực sự, tôi sẵn lòng lo hết. Nhưng bà có sức đi dạo hàng giờ ngoài trung tâm thương mại thì sao không có sức rửa nổi cái chén?
Chưa hết, có lần, tôi nấu canh cải cúc thịt băm, bà ăn xong bảo: “Lần sau đổi sang nấm đông cô nấu gà cho thanh đạm chút, chứ ăn mãi mấy món chợ nhàm lắm”.
Tôi cạn lời. Tôi còn đang phải tính từng đồng để đóng tiền học thêm cho con, mua bảo hiểm sức khỏe. Một bữa gà nấu nấm 200.000-300.000 đồng thì ăn mấy lần là… hết tháng lương?
Tính ra, cả nhà có 4 người lớn nhưng tiền chợ hàng tháng toàn tôi bỏ ra, cộng lại khoảng 6-7 triệu đồng, chưa kể tiền điện, nước… Mẹ chồng góp 2 triệu đồng nhưng cứ muốn bữa nào cũng có sơn hào hải vị, muốn “ăn uống như bà hoàng”.
Cuối tuần, thay vì thông cảm để tôi nghỉ ngơi, bà lại hỏi: “Sắp hè rồi, có đi du lịch ở đâu không con? Đà Nẵng, Nha Trang hay Phú Quốc?”. Mỗi lần nghe bà hỏi chuyện du lịch, tôi như muốn… tắt thở.
Cả nhà đi là tôi phải lo từ vé máy bay, khách sạn, ăn uống đến tiền đi chơi, mua sắm. Tất tật đều từ lương của vợ chồng tôi mà ra. Lần trước đi Đà Lạt 3 ngày, sau đó, tôi phải vay bạn thân mới đủ tiền đóng học phí cho con.
Tôi đã cố gắng tiết kiệm lắm rồi nhưng mẹ chồng cứ than ngắn, thở dài nếu cả mùa hè không được đi chơi ở đâu.
Có lần, tôi góp ý nhẹ nhàng: “Mẹ ơi, mình tiết kiệm chút để dành cho cháu học hành, sau này còn bao nhiêu khoản nữa”. Bà bảo: “Chị sống thực dụng quá. Con người ta sống là để hưởng thụ, ăn ngon, mặc đẹp, chứ đâu phải khổ hạnh”. Tôi nghe mà ứa nước mắt.
Bà không hề biết rằng, tôi đã bao lần nhịn mua đồ cho mình, quần áo mặc cả năm không đổi, lúc đi làm còn mang cơm nguội đi hâm lại cho tiết kiệm. Nhưng bà thì đặt mua váy mới mỗi tuần, sơn móng tay màu khác mỗi tháng rồi lại chê tôi “lôi thôi không biết làm đẹp như người ta”.
Tôi từng nghĩ, mình có thể chịu đựng, chỉ cần trong nhà hòa thuận là được. Nhưng giờ đây, mỗi lần đi làm về, nhìn căn bếp sáng đèn, tôi chỉ thấy mệt mỏi và nặng nề.
Tôi không còn muốn nấu nữa, không còn muốn nói chuyện nữa. Tôi chỉ muốn nhanh chóng ra ngoài ở riêng nhưng lại chưa có tiền mua nhà.
Tôi phải làm sao cho bớt khổ đây?
News
Chân dung S:.ư th:.ầy “triệu view” livestream bán hàng đang khiến cả nước xôn xao
(Dân trí) – Theo lãnh đạo địa phương, thầy Thích Khai Quảng là người Quảng Ninh, lên tu tập, quản…
Giá vàng ngay lúc này: Trời ơi tốt quá rồi, cứ đà này thì tháng sau đón Tết sớm thôi
(NLĐO) – Giá vàng thế giới đêm qua và rạng sáng nay, 28-5, lao dốc mạnh trong bối cảnh chứng…
Trời ơi quá nhiều thương hiệu quen thuộc: Không biết đã b:.á:.n cho bao nhiêu ng:.ười rồi, thật kinhkhung
Lực lượng quản lý thị trường ở Cà Mau vừa kiểm tra, phát hiện hơn 2.000 sản phẩm mỹ phẩm…
Danh tính chủ trọ ở Bình Dương miễn t:.iền thuê nhà cho hàng trăm công nhân: Quá tuyệt vời
Sau khi nhận thưởng 4 tờ giải đặc biệt với trị giá 8 tỷ đồng, một người dân ở Bình…
S:.ống ch:.ung với bố mẹ chồng và gia đình chị chồng, chi tiêu sinh hoạt của 10 người đều do vợ chồng tôi cáng đáng tất. Tối qua sau khi ăn xong, bố chồng bỗng yêu cầu họp gia đình
(Dân trí) – Tôi không ngờ ý tốt của tôi không được đón nhận, mà còn bị chê trách. Suy…
Bác sĩ Cao Hữu Thịnh c:.ầu x:.in b:.uông th:.a: Trời ạ sao có thể như vậy chứ
Chia sẻ trên trang cá nhân của bác sĩ Thịnh đang khiến cư dân mạng chú ý. Mặc dù không…
End of content
No more pages to load