Hiện nay trên thế giới đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số quốc gia như Brazil, Anh, Thái Lan… Tại Việt Nam, từ đầu năm 2025 đến nay ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành, không có ca tử vong.
COVID-19 không khác gì cảm cúm thông thường
Mới đây, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi các sở y tế, bệnh viện trực thuộc, y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác khám, phát hiện, điều trị ca bệnh COVID-19.
Trong đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị các đơn vị chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, khu vực cách ly, thiết bị và vật tư y tế để tổ chức thu dung, cách ly, chẩn đoán, điều trị và thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Đồng thời, tăng cường biện pháp phòng lây nhiễm, đặc biệt là lây nhiễm qua đường hô hấp để hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh COVID-9 trong bệnh viện.
Bộ Y tế khuyến cáo thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay để phòng, chống COVID-19. Ảnh minh họa
Chia sẻ về tình hình dịch bệnh COVID-9, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM), cho rằng không nên quá hoang mang, lo lắng khi nghe dịch bệnh COVID-19 đang tăng trở lại tại Thái Lan.
Theo bác sĩ Khanh, thực tế ở Thái Lan không thực hiện bất kỳ biện pháp cách ly hay phong tỏa nào. Chủng virus Omicron XEC đang lưu hành tại đây vẫn là biến thể lành tính, không phải biến thể có độc lực cao.
Với trường hợp có người tử vong, cần xét kỹ yếu tố nguy cơ như tuổi cao, bệnh nền. Vì bệnh gì cũng có thể gây tử vong nếu người mắc đã yếu sẵn, không riêng gì COVID-19. Không nên chỉ nhìn vào số ca tử vong tăng mà hoang mang, lo lắng.
Bác sĩ Khanh nhận định nguy cơ dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại rất thấp, sẽ không có chuyện cách ly tập trung. Hiện COVID-19 đã được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B, tương tự cúm. Ngành y tế đã chủ động theo dõi và ứng phó.
“Phần lớn người dân đã có miễn dịch nền nên nguy cơ mắc COVID-19 chuyển nặng rất thấp. COVID-19 bây giờ về cơ bản không khác gì cảm cúm thông thường. Vì vậy người dân cần tỉnh táo, không hoang mang trước những thông tin chưa được kiểm chứng trên mạng xã hội” – bác sĩ Khanh nói.
Bác sĩ Khanh lưu ý, với những người mắc bệnh phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch hoặc người lớn tuổi nên tuân thủ nghiêm các khuyến cáo về phòng bệnh hô hấp. Các biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc nơi đông người, nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, theo dõi sức khỏe… cần được duy trì thường xuyên, không phụ thuộc vào việc có dịch bệnh COVID-19 hay không.
TP.HCM tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh COVID-19 trong bệnh viện. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
Không hoang mang, cũng không lơ là
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược TP.HCM, nhận định các biến thể mới của SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục xuất hiện, nhưng phần lớn có độc lực thấp. Nhờ tỉ lệ tiêm chủng cao và lượng lớn người từng mắc bệnh, Việt Nam đã hình thành miễn dịch cộng đồng khá vững chắc, giúp giảm đáng kể nguy cơ bùng phát thành dịch lớn.
Theo bác sĩ Dũng, COVID-19 hiện đã được phân loại sang nhóm B, tương đương các bệnh truyền nhiễm thông thường như cúm mùa. Điều này cho thấy tính chất dịch bệnh COVID-19 đã thay đổi, khả năng lây lan rộng trong cộng đồng của bệnh này hiện nay là thấp.
“Tuy nhiên cũng không nên chủ quan, lơ là trong phòng bệnh. Những người thuộc nhóm nguy cơ cao, khi mắc có khả năng diễn tiến nặng vẫn cần được theo dõi và bảo vệ” – bác sĩ Dũng nói.
TP.HCM chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh COVID-19, bảo đảm thực hiện tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả cho người bệnh mắc COVID-19. Ảnh minh họa
TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết vào tuần 20-2025 (ngày 12-5-2025 đến ngày 18-5-2025) TP.HCM ghi nhận có 29 ca COVID-19, tăng 6 ca so với trung bình 4 tuần trước.
Số ca tích lũy từ đầu năm là 79 ca, thấp hơn 75,5% so với cùng kỳ năm 2024 (322 ca), chưa ghi nhận ca bệnh nặng. Về diễn tiến, số ca COVID-19 có xu hướng tăng nhẹ từ tuần 16-2025.
Để chủ động triển khai phòng, chống COVID-19 trên địa bàn TP trong tình hình hiện nay, Sở Y tế TP.HCM vừa có công văn khẩn gửi đến các cơ sở y tế trên địa bàn.
Sở Y tế TP.HCM nhận định chủng Omicron XEC không phải là biến chủng mới xuất hiện (mà đã được phát hiện trên thế giới từ tháng 6-2024) và hiện đã có mặt khắp nơi trên thế giới, được WHO xếp vào nhóm nguy cơ thấp – biến chủng cần được theo dõi (VUM).
Tuy nhiên, trước các diễn biến khó lường của dịch bệnh COVID-19 trên thế giới, để chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh, bảo đảm thực hiện tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả cho người bệnh mắc COVID-19, phát hiện sớm tình trạng chuyển nặng, xử trí kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong, Sở Y tế đề nghị giám đốc các đơn vị tập trung triển khai nhiều nội dung.
Cụ thể, Sở Y tế yêu cầu HCDC phối hợp các đơn vị liên quan để giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới và trên địa bàn TP. Ngoài ra, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở y tế và tại cộng đồng.
Phối hợp chặt chẽ với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP.HCM, Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) chủ động lấy mẫu đại diện tại các ổ dịch, cơ sở y tế, nhất là các trường hợp mắc bệnh nặng để xét nghiệm xác định các biến thể và theo dõi sự lây lan của dịch bệnh COVID-19; thường xuyên phân tích tình hình và đánh giá nguy cơ, đề xuất, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 phù hợp, kịp thời, hiệu quả.
Sở Y tế giao các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ động rà soát và cập nhật lại kế hoạch thu dung, điều trị COVID-19 tại đơn vị; bố trí nhân lực để theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh COVID-19 khi có chỉ định nhập viện; dự trù thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị, vật tư y tế phù hợp với các phương án thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 khi dịch bệnh COVID-19 có thể xảy ra diễn biến phức tạp. Tập huấn lại về chẩn đoán, điều trị, các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 tại đơn vị.
Chú trọng tuyên truyền, vận động người dân thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các yếu tố nguy cơ, tác hại của dịch bệnh nhằm nâng cao nhận thức của người dân.
News
Bà con kinh hồn bạt vía với nước rửa bát, nước giặt giả làm y như thật!
Ngày 10-8, Công an huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) thông tin, đơn vị vừa phối hợp với Công an các…
Kết cục của Hoàng Hường!
“100 người chỉ 1 người đặt được hàng, 99 người không có hàng để đặt”, lời quảng cáo “nổ tung…
Chính thức xử Đoàn Di Băng sau ồn ào dầu gội giả, kem chống nắng giả
Đồng Nai – Sở Y tế đề nghị xử phạt vi phạm hành chính 2 lô sản phẩm mỹ phẩm Hanayuki…
TPHCM xác minh, thẩm tra vụ TikToker Võ Hà Linh bị tố bán phá giá
Chi cục Quản lý thị trường TPHCM đã yêu cầu các đơn vị thẩm tra, xác minh đối với Chi…
Hai diễn viên Việt đình đám không họ hàng nhưng giống nhau như chị em ruột: Cách dạy con cũng tương đồng khó tin
Bảo Thanh và Lan Phương là hai diễn viên thân thiết khi cùng đóng phim cho VFC, họ thường xuyên…
Bà trùm hoa hậu cạn tình cạn nghĩa với ‘gà đẻ trứng vàng’ Thùy Tiên giờ thì hết mẹ con!
Theo Sen Vàng, phía công ty không liên quan đến bất cứ hoạt động kinh doanh cá nhân nào của…
End of content
No more pages to load