Trong quý 2 vừa qua, dân cư mạng Việt Nam quan tâm nhiều đến việc sáp nhập tỉnh, thành, chờ đón dấu mốc ‘sắp xếp lại giang sơn’, cùng với đó là kỳ nghỉ hè bận rộn với ‘khối nghỉ hưu’ và ‘khối nghỉ hè’.
“Khối nghỉ hè” là một trong những từ khóa được người dùng mạng Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong quý 2 vừa qua – Ảnh: KIỀU TRANG
Theo báo cáo xu hướng tìm kiếm quý 2-2025 do trình duyệt Cốc Cốc phát hành ngày 7-7, chủ đề sáp nhập tỉnh, thành cùng các cụm từ liên quan đến “khối nghỉ hè” và “khối nghỉ hưu” được người dùng Internet Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất.
Việc sắp xếp lại 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh nhanh chóng trở thành chủ đề thu hút sự chú ý rộng rãi. Lượng tìm kiếm “sáp nhập tỉnh thành” tăng 100%, trong khi “bản đồ hành chính mới” tăng tới 172%, phản ánh nhu cầu tra cứu địa giới và cập nhật thông tin của người dân.
Bên cạnh đó, từ sự kiện diễu binh mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-2025), hai cụm từ “khối nghỉ hè” và “khối nghỉ hưu” lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội như một hiện tượng ngôn ngữ Gen Z. Đây là hai từ lóng nổi bật nhất quý 2, với mức tăng trưởng tìm kiếm bùng nổ tới 13.315% trên Cốc Cốc.
Cấu trúc “khối + …” bắt nguồn từ các cụm như “khối diễu binh”, “khối xe nghi trượng”, “khối sĩ quan” trong lễ diễu binh mừng Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30-4-2025.
Sau sự kiện này, từ “khối” được giới trẻ sáng tạo lại trong đời sống hằng ngày, tạo nên các biến thể hài hước, giàu hình ảnh như “khối nghỉ hè” và “khối nghỉ hưu”.
“Khối nghỉ hè” dùng để chỉ các em học sinh về quê nghỉ hè, khiến nhà ông bà rộn ràng, lộn xộn – một cách mô tả vui nhộn nhưng gợi hình.
Trong khi đó, “khối nghỉ hưu” ám chỉ nhóm người lớn tuổi, đang tận hưởng sự tĩnh lặng sau nhiều năm làm việc.
Việc đặt hai nhóm vào thế đối lập tạo nên những tình huống hài hước, phản ánh sự khác biệt giữa các thế hệ.
Hai cụm từ tiêu biểu nhanh chóng trở thành biểu tượng ngôn ngữ mới, thể hiện góc nhìn sáng tạo, dí dỏm của Gen Z và khả năng biến chủ đề nghiêm túc thành chất liệu văn hóa mạng.
Ở mảng giải trí, khán giả dần chuyển sang những tác phẩm có chiều sâu. Các phim truyền hình như “Weak Hero Class 2”, “Khom lưng”, “Lâm Giang Tiên” hay show thực tế “Gia đình Haha” ghi nhận lượng tìm kiếm tăng mạnh.
Với điện ảnh, các tác phẩm Việt như “Thám tử Kiên”, “Địa đạo” và “Lật mặt 8” thu hút sự quan tâm nhờ nội dung gắn với lịch sử, tâm lý và giá trị gia đình.
News
Giá vàng sáng 7/7: Chênh lệch thế này thì có tăng cũng lỗ
Giá vàng hôm nay 7/7/2025: Dù giá vàng bật tăng mạnh trong tuần qua, nhiều nhà đầu tư trong nước…
Từ 1/7: Những trường hợp nào cần đổi “sổ đỏ” ngay lập tức?
Từ ngày 1/7/2025, nhiều trường hợp người dân bắt buộc hoặc nên thực hiện đổi “sổ đỏ” (giấy chứng nhận…
Thương quá Nghệ An ơi, người dân bao giờ mới hết khổ
Ngày 6-7, các lực lượng chuyên trách và chính quyền xã Na Loi (tỉnh Nghệ An) đang tập trung giúp…
EVN đã làm gì khi hóa đơn tiền điện tăng vọt bất thường mà người dân lại p-h-ẫ-n n-ộ nhiều như vậy
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội, người dân liên tục bày tỏ lo lắng, bức xúc trước tình…
Giá vàng tối 6/7: Diễn biến lạ
Theo ghi nhận, hôm nay (6-7), giá vàng miếng trong nước không biến động so với hôm qua nhưng vẫn…
Bão số 2 giật cấp 13, biển động dữ dội: Từ đêm nay 6/7 các tỉnh này chú ý
rung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo, ngày và đêm 6/7, vùng biển Đông Bắc khu vực…
End of content
No more pages to load