Chính phủ định hướng người đứng đầu cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có thể được tăng cường làm lãnh đạo cấp xã theo yêu cầu nhiệm vụ và được bảo lưu phụ cấp chức vụ.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Ban Chỉ đạo của Chính phủ), ký Công văn số 03 gửi các Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND tỉnh, thành phố về định hướng một số nhiệm vụ trong sắp xếp đơn vị hành chính.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. (Ảnh: quochoi.vn)
Đáng chú ý, Ban Chỉ đạo của Chính phủ nêu rõ định hướng phương án sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Người đứng đầu và cấp phó cơ quan ở tỉnh có thể làm lãnh đạo xã
Với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo của Chính phủ yêu cầu việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp cần thực hiện theo Kết luận của Bộ Chính trị và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương đối với cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập.
Nguyên tắc được nêu tại công văn là số lượng lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, tổ chức ở đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sắp xếp tối đa không vượt quá tổng số lãnh đạo, quản lý có mặt của các cơ quan, tổ chức ở đơn vị hành chính cấp tỉnh trước sắp xếp và thực hiện bố trí theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với trường hợp đang giữ chức danh người đứng đầu cơ quan chuyên môn, Ban Chỉ đạo của Chính phủ hướng dẫn căn cứ điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ, công chức, Ban Thường vụ, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định lựa chọn người đứng đầu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị mới sau sắp xếp.
” Với người đứng đầu cơ quan chuyên môn không bố trí tiếp tục làm người đứng đầu sau sắp xếp thì được bố trí ở vị trí cấp dưới liền kề; bố trí giữ chức danh tương đương ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc tăng cường làm lãnh đạo cấp xã theo yêu cầu nhiệm vụ, năng lực của cán bộ, công chức và được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định của Chính phủ về sắp xếp tổ chức bộ máy “, công văn nêu rõ.
Trường hợp đang giữ chức danh cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn, Ban Thường vụ, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định bố trí làm cấp phó của người đứng đầu đơn vị sau sắp xếp; bố trí giữ chức danh tương đương ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc tăng cường làm lãnh đạo cấp xã theo yêu cầu nhiệm vụ, năng lực của cán bộ, công chức.
Theo Ban Chỉ đạo của Chính phủ, trước mắt, số lượng cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc chính quyền địa phương ở các tỉnh, thành mới sau sắp xếp có thể cao hơn quy định và giảm dần theo lộ trình bảo đảm thực hiện quy định của Chính phủ.
Đối với công chức, viên chức, người lao động hợp đồng của cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo định của Chính phủ định hướng trước mắt giữ nguyên số lượng để sắp xếp, bố trí công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị tương ứng hoặc bố trí công tác tại cấp xã. Sau đó, thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ theo lộ trình, bảo đảm trong thời hạn 5 năm cơ bản số lượng biên chế thực hiện theo đúng quy định.
Tiêu chuẩn lãnh đạo cấp xã tương đương cấp huyện hiện nay
Tiết lộ lý do tỉnh duy nhất ở Việt Nam không nằm trong danh sách sáp nhập dù không đạt tiêu chí diện tích
Sáp nhập TP.HCM – Bình Dương – Bà Rịa Vũng Tàu: Một “siêu đô thị” sẽ vượt tiêu chuẩn gì của Liên Hợp Quốc?
Chi tiết danh sách dự kiến vị trí đặt trung tâm hành chính và tên gọi mới của các tỉnh thành sẽ sáp nhập
Ban Chỉ đạo của Chính phủ cũng nêu rõ định hướng sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức cấp xã.
Theo đó, tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý cấp xã mới áp dụng như đối với tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý tương ứng của cấp huyện hiện nay theo quy định hiện hành của Chính phủ.
Đối với công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ cấp xã mới thì áp dụng tiêu chuẩn trình độ đào tạo theo yêu cầu vị trí việc làm đối với công chức, viên chức từ cấp huyện trở lên theo quy định của Chính phủ.
Ban Chỉ đạo của Chính phủ quán triệt, căn cứ vào điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện và cán bộ, công chức của cấp xã hiện nay, Ban Thường vụ, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã mới theo phân cấp quản lý.
Cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và cấp xã khi được bố trí vào các chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý tại đơn vị hành chính cấp xã mới tiếp tục giữ phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng trong thời gian 6 tháng kể từ ngày có quyết định; sau đó thực hiện theo quy định mới của Chính phủ.
Trường hợp công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại đơn vị hành chính cấp xã mới thì tạm thời chưa áp dụng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo và sẽ thực hiện khi có quy định của Chính phủ về hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý đó.
News
Bùi Đình Khánh bị b::ắt như thế nào?
Bùi Đình Khánh (SN 1994, trú tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), nghi phạm cuối cùng trong đường dây…
TIN CỰC VUI về chế độ tiền lương sau sáp nhập tỉnh, xã
Cán bộ được giữ nguyên tiền lương, phụ cấp chức vụ 6 tháng khi sáp nhập tỉnh thành Chế độ, tiền…
Giá vàng chiều 19/4: Đồng loạt giảm cực sâu, nhiều người mất trắng vì hôm qua mua đúng đỉnh
Giá vàng trong nước đồng loạt giảm sâu. Các cửa hàng lớn tại TPHCM tiếp tục nhộn nhịp khách giao dịch….
Giá vàng trưa 19/4: Ngân hàng nhà nước vào cuộc, vàng lao d:::ốc không phanh….
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ra chỉ đạo về việc tăng cường công tác thanh tra,…
Từ nay trở đi đóng BHXH 10 năm trở lên rút 1 lần được tới 500 triệu? Người lao động cần nắm cho rõ…
Đây chính là câu hỏi được nhiều người dân quan tâm trong thời gian gần đây? Để biết chi tiết…
Thắt lò::ng hình ảnh mẹ ôm linh cữu Thiếu tá h:y si:;nh khi đ::ánh á::n matuy ở Quảng Ninh
Rất nhiều người đã có mặt tại lễ tang Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải (29 tuổi, cán bộ Phòng Cảnh…
End of content
No more pages to load