Theo quy định 6 trường hợp cần phải đăng ký thường trú, nếu không sẽ bị xử phạt hành chính.
Cụ thể, các trường hợp cần đăng ký thường trú bao gồm:
7 trường hợp không đăng kí thường trú bị phạt 1 triệu/người
1) Công dân đã đăng ký thường trú nhưng đổi chỗ ở hợp pháp khác thuộc quyền sở hữu của mình thì phải đăng ký thường trú.
2) Công dân đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
– Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
– Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
– Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
3) Trừ trường hợp quy định tại khoản (2), công dân đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;
– Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8m2 sàn/người.
4) Công dân đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;
Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;
– Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;
– Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.
5) Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.
6) Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;
– Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;
– Có xác nhận của UBND cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
7) Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
Lưu ý: Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm (i) khoản (2).
Mức phạt mới nhất nếu không đăng ký thường trú, tạm trú
7 trường hợp không đăng kí thường trú bị phạt 1 triệu/người
Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi:
– Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong cơ sở dữ liệu về cư trú.
– Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng.
Như vậy, trong trường hợp không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú, xóa đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
News
Cách làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp nhanh nhất: Mọi người nắm rõ để khi cần
Để tiết kiệm thời gian, người lao động nghỉ việc muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp có thể nộp hồ…
Chúc mừng tỷ phú Phạm Nhật Vượng với khối tài sản chạm mốc kỷ lục mới
Bộ đôi cổ phiếu VHM và VIC duy trì đà tăng, góp phần đưa giá trị tài sản của tỷ…
Vụ kẹo rau củ Kera: Vai trò của TikToker Tiến Nguyễn là gì? Trách nhiệm đến đâu?
Tiến Nguyễn là một trong 4 người thường xuyên xuất hiện trong quá trình quảng cáo, livestream bán kẹo rau…
Giá vàng tối nay: Sóng lớn xuất hiện rồi
Giá vàng miếng trong nước: “Bất động” giữa sóng lớn Sáng ngày 21/5, giá vàng miếng các thương hiệu lớn…
N::ổ lớn tại Khu công nghiệp Bắc Chu Lai (huyện Núi Thành, Quảng Nam): Nhiều công nhân phải nhập viện cấp cứu
Một sự cố được cho là nổ máy phủ tại nhà máy sản xuất nam châm từ tính ở Khu…
Các giấy tờ thí sinh cần có để được hưởng ưu tiên trong tuyển sinh đại học 2025: Học sinh và phụ huynh hết sức chú ý
Bộ GD-ĐT vừa thông tin các minh chứng, giấy tờ hoặc cách thực hiện để thí sinh được hưởng ưu…
End of content
No more pages to load