Căn phòng của người phụ nữ tên Mai Anh nằm ở vị trí tách biệt, được bố trí riêng, có khóa riêng, không ghép chung với bất kỳ bệnh nhân nào.
Trong khu nhà vốn dành cho bệnh nhân bắt buộc chữa bệnh tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương – nơi lẽ ra phải khép kín, nghiêm ngặt với quy trình kiểm soát gắt gao – lại tồn tại một “ốc đảo” đặc biệt dành cho Nguyễn Thị Mai Anh, người phụ nữ đóng vai trò trung gian móc nối chạy án, hiện bị khởi tố với hàng loạt tội danh.
Phòng của Mai Anh nằm biệt lập cuối dãy buồng bệnh thường. Để vào được căn phòng này phải men qua hành lang hẹp giữa tường cũ và cửa sổ chấn song. Bên trong là căn phòng không biển tên, không biển cảnh báo, không dấu hiệu cách ly y tế. Không gian im ắng, tách biệt hẳn so với các buồng bệnh xung quanh.
Căn phòng riêng biệt có tủ đồ, điều hòa, quạt trần, tủ lạnh, bàn trà phục vụ những cuộc “ăn chơi mini” ngay trong viện.
Góc phòng, chiếc tủ nhựa bung ngăn, chứa đầy vỏ thuốc, thực phẩm chức năng, đồ cá nhân lộn xộn. Bên cạnh là bàn gỗ bày biện đủ loại vật dụng phục vụ ăn chơi như ấm nước, hộp đồ mỹ phẩm, bình trà, lọ nhựa, khay đựng trà và thuốc, vỏ hộp thực phẩm chức năng.
Sàn nhà gỗ phủ kín rác.
Chiếc giường y tế bằng inox rộng được phủ chăn, gối, kèm vài bộ quần áo để vương vãi. Không có dấu hiệu của bệnh nhân đang điều trị nghiêm túc. Nơi này giống một không gian được “mua” để phục vụ lối sống xa rời pháp luật.
Trong phòng còn có cả tủ lạnh lớn, tủ đựng đồ như trong nhà ở, với các ngăn mở để lộ hàng loạt lọ chai, mỹ phẩm, thuốc men. Đồ dùng cá nhân được bày biện ngăn nắp, không khác gì không gian sống của một người khỏe mạnh. Tất cả cho thấy đây không phải phòng điều trị tâm thần, mà là nơi trú ẩn xa hoa của một kẻ phạm tội.
Chiều 23/6, Công an TP Hà Nội công bố vụ án liên quan tới 36 lãnh đạo, cán bộ Viện Pháp y tâm thần Trung ương bị khởi tố do nhận hối lộ, tổ chức sử dụng ma túy, môi giới hối lộ và lợi dụng chức vụ quyền hạn. Trong số này có Viện trưởng Trần Văn Trường và Phó viện trưởng Lâm Văn Thành.
Cơ quan điều tra xác định từ năm 2016, Nguyễn Thị Mai Anh – đối tượng phạm nhiều tội danh và đang trong diện bắt buộc chữa bệnh, cấu kết với nhiều cán bộ trong viện để “chạy” kết luận tâm thần cho bản thân và các bị can khác, qua đó thoát tội. Mai Anh cùng chồng nhiều lần hối lộ để được ra ngoài, sử dụng ma túy, đi du lịch, thậm chí mời cả nhân viên viện đi cùng.
Mai Anh còn đóng vai trò trung gian, nhận tiền từ gia đình các bị can để dàn xếp kết luận giám định tâm thần sai lệch, giúp nhiều người thoát truy cứu hình sự, hưởng lợi hàng tỷ đồng. Đổi lại, các cán bộ nhận tiền để viết sai tình trạng bệnh, làm sai lệch hồ sơ giám định.
News
Chính thức: Từ nay, CSGT không được phạt tiền tại chỗ với các lỗi vi phạm này, ai không biết là th;;iệt
Khi cá nhân hoặc tổ chức vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, họ…
5 nhóm đối tượng sẽ bị tinh giảm biên chế năm 2025, đó là?
Theo Nghị định 154/2025 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 16-6 quy định rõ 5 nhóm cán bộ…
Bảng lương mới nhất của cán bộ, công chức sau khi tăng gấp đôi lương cơ bản từ ngày 1/7: Sự thật quá ng;;hiệt ng;;ã
Đại diện Bộ Nội vụ cho biết, chưa nắm được có tăng tiền lương cơ sở hay không vì điều…
Nam cầu thủ bóng đá nổi tiếng vừa qua đời: Bố mẹ k;;hóc cạn nước mắt vì một lúc mất cả 2 người con trai
Cầu thủ Diogo Jota của Liverpool qua đời do tai nạn giao thông. Diogo Jota, cầu thủ 28 tuổi người…
Tiền điện tháng 6 tăng gấp đôi, EVN chính thức lên tiếng nói rõ nguyên nhân
“Tiền điện nhà tôi tháng 5 tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi so với tháng trước dù nhu cầu…
Vừa thi xong, bố mẹ đã bắc rạp làm 50 mâm cỗ mời họ hàng đến mừng con đỗ đại học: Không ngờ mấy hôm sau họ hàng đến đòi lại phong bì
Tiểu Từ là một nam sinh tham dự kỳ thi đại học của Trung Quốc vào năm 2023. Trong suốt…
End of content
No more pages to load