Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập cấp xã đang đặt ra vấn đề khiến nhiều người thắc mắc, đó là đội ngũ quản lý trường học có bị cắt giảm không?
Trong công văn số 1581, Bộ GD&ĐT đã đề nghị các địa phương giữ nguyên đơn vị sự nghiệp giáo dục và chuyển giao cho chính quyền cấp xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục đối với các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non.
Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc UBND cấp huyện sẽ chuyển về Sở GD&ĐT quản lý. Đồng thời, tổ chức lại để thực hiện cung ứng dịch vụ quản lý theo khu vực liên xã, phường.
Các trường học vẫn giữ nguyên sau khi sáp nhập cấp xã. (Ảnh minh hoạ)
Đồng thời, Sở GD&ĐT được quyền công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thay đổi vị trí việc làm với hiệu trưởng, hiệu phó các trường.
Tính đến thời điểm hiện tại, về cơ bản các trường học vẫn giữ nguyên và không nằm trong diện sáp nhập. Điều này đồng nghĩa với việc vị trí hiệu trưởng, hiệu phó các trường học vẫn giữ nguyên và chưa có thay đổi.
Phân cấp, phân quyền mạnh hơn về cho Sở GD&ĐT
Sau khi tổ chức, sắp xếp chính quyền các cấp, Sở GD&ĐT được phân cấp, phân quyền thực hiện các chức năng, nhiệm vụ sau liên quan quản lý giáo viên:
– Tham mưu, trình UBND tỉnh, cấp có thẩm quyền quyết định vị trí việc làm, biên chế công chức, tổng số người làm việc tại các trường công lập.
– Sở GD&ĐT thực hiện tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên các trường công lập.
– Sở GD&ĐT cũng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng phát triển giáo viên các địa phương, các trường trên địa bàn tỉnh.
-Sở GD&ĐT bảo đảm đủ biên chế công chức quản lý, đủ số người làm việc theo đề án UBND tỉnh đã phê duyệt. Đồng thời chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động, chất lượng giáo dục, đội ngũ giáo viên, người lao động, học sinh.
– Sở GD&ĐT được quyền công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thay đổi vị trí việc làm với hiệu trưởng, hiệu phó các trường.
– Sở GD&ĐT có trách nhiệm thường xuyên cập nhật thông tin giáo viên, cán bộ quản lý vào cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục và các cấp quản lý như UBND tỉnh và Bộ GD&ĐT.
Trước đây, việc tuyển dụng giáo viên công lập thực hiện như tuyển dụng viên chức nói chung, do ngành Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp huyện/tỉnh thực hiện.
Như vậy, trong thời gian tới chức năng tuyển dụng giáo viên các cấp được phân cấp, phân quyền mạnh hơn về cho Sở GD&ĐT các địa phương (riêng cấp mầm non do xã quyết định tuyển dụng). Đây có thể coi là một trong những quyết định đột phá của ngành Giáo dục, kỳ vọng giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ ở các địa phương và sử dụng đúng nhân tài cho các trường học.
News
Vợ sắp cưới của Quốc Trường là ai? Cả nước bất ngờ khi biết gia thế phía sau
Quốc Trường và bạn diễn kém 13 tuổi khiến dân mạng xôn xao khi liên tục lộ loạt khoảnh khắc…
Nữ diễn viên Việt duy nhất được Hàn Quốc vinh danh, 100 năm nữa cũng không tìm ra đối th-ủ
NSND Như Quỳnh là nữ nghệ sĩ nổi tiếng trên sóng truyền hình Việt. Sự nghiệp kéo dài mấy chục…
Nam MC có cái tên như cuộc đời: Từng làm kĩ sư điện may mắn thoát á-n t-ử nhờ điều may mắn kỳ diệu
Hạnh Phúc (sinh năm 1986) là gương mặt quen thuộc trên sóng truyền hình, từng giành giải Én Vàng 2011 và gắn…
Bị ch-ê kho-e tiền, Midu lập tức lên tiếng bê-nh chồng thiếu gia
Midu và Minh Đạt trong tiệc kỷ niệm một năm kết hôn. Ảnh: FBNV. Theo nữ diễn viên, tất cả những…
Công chúa nhà Nhật Kim Anh thần thái như “đúc cùng một khuôn” với mẹ khán giả chỉ tò mò người ấy là ai?
Con gái Nhật Kim Anh mới 6 tháng tuổi đã theo mẹ đi làm, diện “đồ đôi” màu hồng ngọt ngào…
Không tin nổi loạt bằng chứng chứng minh Em Thắm v-ô t-ội! Người chồng đã dựng lên tất cả hay sao?
Gửi mọi người, Tôi thật sự rất đắn đo trước khi viết những dòng này. Nhưng vì danh dự bản…
End of content
No more pages to load