Đại diện nhiều cây xăng dầu cho biết nguy cơ sẽ đóng cửa khi cấm xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong khu vực vành đai 1 Hà Nội. “Chúng tôi ủng hộ việc chuyển đổi nhưng Nhà nước cần có giải pháp, hướng dẫn để các cây xăng chuyển đổi thành trạm sạc, trạm thay pin xe điện, tận dụng vị trí đắc địa hiện nay”, đại diện một cây xăng bày tỏ.
Nhiều cửa hàng xăng dầu lo đóng cửa
Thủ tướng vừa ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Thủ tướng yêu cầu Hà Nội triển khai các giải pháp để tổ chức, cá nhân chuyển đổi xe cộ, bảo đảm đến ngày 1/7/2026 không còn mô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong khu vực vành đai 1.
Từ ngày 1/1/2028, ngoài cấm mô tô, xe máy chạy xăng dầu, ô tô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng bị hạn chế trong khu vực vành đai 1 và vành đai 2. Đến năm 2030 áp dụng với toàn bộ phương tiện cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong phạm vi vành đai 3. Thủ tướng cũng giao Hà Nội lập và công bố đề án vùng phát thải thấp trong quý 3/2025.
Thông tin cấm xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong khu vực Vành đai 1 không chỉ thu hút sự quan tâm của người dân, mà nhiều cửa hàng xăng dầu cũng thấp thỏm.
Trao đổi với PV Tiền Phong, bà Lê Thị Hà – Trưởng cửa hàng xăng dầu trên đường Kim Mã – cho biết, nếu quyết định này được triển khai thì trong vòng 1 năm nữa, các cây xăng dầu trong khu vực vành đai 1 đứng trước nguy cơ bị đóng cửa.
Nhiều cây xăng trong khu vực Vành đai 1 lo đóng cửa khi triển khai việc cấm xe máy xăng.
Theo bà Hà, hiện nay ngoài xăng RON 95, các loại xăng như E5RON 92 hay E10 về bản chất vẫn là nhiên liệu hóa thạch vì thành phần chính là xăng khoáng (chiếm 90 %- 95%). Do đó, nếu cấm xe máy xăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch thì 100% xe máy xăng phải dừng trong khu vực này.
“Các cửa hàng trong vành đai 1 thường phải thuê đất, mặt bằng rất đắt đỏ, dao động từ 150-300 triệu đồng/tháng, trong khi lợi nhuận/lít xăng chỉ vài trăm đồng. Nếu doanh thu giảm 50-70%, rất khó có trạm nào trụ được quá 6 tháng”, vị này cho hay.
Tại các tuyến phố như Nguyễn Trãi, Đường Láng, Hàng Bài, Phố Huế, Đội Cấn, Kim Mã… trung bình mỗi cửa hàng xăng dầu phục vụ hàng ngàn lượt xe máy/ngày – chiếm đến 70-85% tổng lượt tiếp nhiên liệu.
Anh Nguyễn Văn Thịnh – quản lý một trạm xăng ở phố Xã Đàn – chia sẻ, nếu xe máy bị cấm, doanh số của cửa hàng chắc chắn sẽ lao dốc, bởi phần lớn hiện đều phụ thuộc vào phương tiện này. Ở mỗi cửa hàng đều có hàng chục nhân viên làm việc nên các cây xăng đứng trước tình cảnh sẽ đóng cửa, ảnh hưởng công ăn việc làm của hàng nghìn lao động.
“Chúng tôi ủng hộ việc chuyển đổi nhưng Nhà nước cần có giải pháp, hướng dẫn để các cây xăng chuyển đổi thành trạm sạc trạm thay pin xe điện; có chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp đầu tư hạ tầng mới, tận dụng vị trí đắc địa hiện nay”, anh Thịnh bày tỏ.
Đề xuất cấm cả ô tô xăng
Trao đổi với PV Tiền Phong, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đánh giá việc cấm xe máy xăng vào khu vực vành đai 1 là hoàn toàn cần thiết, nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường khi Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới hiện nay.
Chuyên gia đề xuất cần cấm cả ô tô vào khu vực Vành đai 1 để đảm bảo công bằng.
Theo ông Ánh, đối tượng tác động chính của chính sách này chủ yếu là người dân ở trong khu vực vành đai 1 và người dân ở các khu vực khác làm việc, đi vào khu vực này. Do đó, với đối tượng và phạm vi như vậy, lộ trình trong 1 năm là đủ thời gian để người dân và doanh nghiệp chuẩn bị.
“Chính sách này là xu hướng tất yếu mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng nên cần quyết tâm phải triển khai”, ông Ánh nói và nhấn mạnh cần cấm cả ô tô vào khu vực này để đảm bảo sự công bằng: “Đến nay không có căn cứ nào nói xe máy gây ô nhiễm hơn ô tô nên chính sách thiết kế cần đảm bảo áp dụng cho đa số, tránh tình trạng phân biệt gây bức xúc cho người dân, chưa kể số người đi xe máy bị tác động còn nhiều hơn người đi ô tô”, ông Ánh nói.
TS Nguyễn Hữu Đức – chuyên gia giao thông vận tải – bày tỏ ủng việc cấm xe máy xăng trong khu vực nội đô Hà Nội. Theo ông Đức, với số lượng người sử dụng xe máy ở Hà Nội lớn, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi như thu mua xe máy xăng; giảm lệ phí trước bạ xe điện; đặc biệt cần thúc đẩy đầu tư hạ tầng trạm sạc điện, và các hình thức giao thông công cộng để việc chuyển đổi không bị sốc.
News
Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật
Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, kỷ luật nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn…
Dự báo cơn bão số 3 sẽ cực kì nguy hiểm, toàn thể miền Bắc lên dây cót
Thông tin từ cơ quan khí tượng cho biết, hiện nay một áp thấp nhiệt đới đã hình thành phía…
Thôi xin chừa từ nay không dám ăn đồ chay giả mặn nữa! quá kinhkhung
Xu hướng ăn chay ngày càng thịnh hành kéo theo thị trường đồ chay cũng ngày càng phát triển, nhiều…
Trời ơi từ nay không dám thuê làm cỗ đám cưới nữa nhìn cách họ nấu mà b-uồn n-ôn
Nấu cỗ thuê trọn gói cho các đám hiếu, đám hỷ, đám giỗ… đã trở nên phổ biến tại các…
Loạt thủ khoa năm 2025 chọn trường đại học nào?
Trong số 11 thủ khoa tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, ba em chọn Đại học Bách khoa…
MC Hoàng Linh đã ân hận khán giả từ chối nghe giải thích
Sau thời gian dài im lặng, MC Hoàng Linh lên tiếng về vụ ồn ào quảng cáo sai sự thật….
End of content
No more pages to load